Logo

Đáp án 2 đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn năm 2022 Phần 1

Bộ đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn năm 2022 có đáp án Phần 1 được sưu tầm và tuyển chọn dành cho học sinh lớp 7 tham khảo, luyện giải đề KSCL hiệu quả nhất.
3.2
5 lượt đánh giá

Bước vào năm học mới đồng nghĩa với việc các kỳ thi kiểm tra chất lượnga đầu vào sẽ diễn ra nhằm đánh giá sơ bộ năng lực của các em, từ đó có định hướng phân lớp và học tập phù hợp nhất. 

Để phục vụ ôn thi chất lượng đầu năm, chúng tôi xin giới thiệu 2 đề thi khảo sát lớp 7 môn Văn năm 2022 Phần 1 có đáp án từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Bộ đề thi khảo sát đầu năm lớp 7 môn Văn năm học 2022-2023

Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây:

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Văn năm 2022 - Đề số 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.………………..

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Truyền thuyết Trung Quốc kể rằng, thời Xuân Thu chiến quốc Tề Trang Công đi săn, giữa đường gặp một con bọ ngựa, nghểnh đầu giơ càng ra để chặn xe vua lại. Vua hỏi quần thần: “Con gì đấy?” một lính hộ giá thưa: “Một con bọ ngựa không tự lựa sức mình!”. Câu này về sau cho đến nay thành thành ngữ “Bọ ngựa không biết lượng sức”. Đúng là bọ ngựa cản xe, cũng hơi quá đáng, nhưng nó có đôi tay lợi hại, côn trùng thấy nó đều phải ngại.

Bọ ngựa có một đôi chân trước, co trước ngực, trên cái cổ dài là một cái đầu nhỏ hình tam giác bẹt. Trên chiếc miệng nhỏ xíu có một cặp hàm đen tía xấu xí, cổ nó rất mềm mại, có thể quay đầu đi mọi phía. Thần thái của nó rất nhu mì.

Lúc thường, bọ ngựa đậu trên cây, màu thân nó hòa vào với môi trường làm một, nên rất khó phát hiện. Nó thường nghênh đầu, giơ chân, quan sát tình địch. Khi phát hiện mục tiêu, như tên bắn, phóng đôi dao quắm ra vồ mồi, chẳng bao giờ vồ trượt.

Bọ ngựa là côn trùng ăn thịt. Nó ăn châu chấu, ruồi, nhặng, muỗi, bướm ngài, đa số là côn trùng có hại. Một con bọ ngựa trong 2- 3 tháng, ăn hết 700 con muỗi. Sở dĩ nó bắt mồi chính xác là vì cặp mắt kép của nó có hệ thống ngắm hoàn chỉnh. Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng….

(Trích Bách khoa toàn thư tuổi trẻ, thiên nhiên và môi trường, Nguyễn văn Thi - Nguyễn Kim Đô dịch, NXB Phụ nữ, lưu chiểu 2002, tr.511- 512 )

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích cung cấp cho người đọc thông tin chính nào?

A. Đặc điểm của con bọ ngựa.

B. Một truyền thuyết Trung Quốc thời Xuân Thu chiến quốc.

C. Bọ ngựa cản xe Tề Trang Công, hơi quá đáng.

D. Con trùng thấy bọ ngựa đều ngại.

Câu 2. Những từ nào sau đây là từ láy?

A. bọ ngựa

B. nhỏ xíu

C. truyền thuyết

D. mềm mại

Câu 3. Chức năng của trạng ngữ trong câu: “Nhờ hệ thống ngắm này, quá trình vồ mồi chỉ mất 0.05 giây, trăm phát trăm trúng.”?

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ mục đích

C. Chỉ phương tiện

D. Chỉ địa điểm

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong câu văn: “Thần thái của nó rất nhu mì.”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 5. Dòng nào nêu không đúng tác dụng của biện pháp tu từ được xác định ở câu hỏi 4?

A. Gợi tả hình ảnh một con bọ ngựa hiền lành, nết na như người con gái.

B. Con bọ ngựa trở nên vô cùng sinh động, gần gũi và dễ thương.

C. Tạo ấn tượng sâu sắc, lôi cuốn cho người đọc.

D. Lý giải sự lợi hại của con bọ ngựa.

Câu 6. Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

Câu 7. Đoạn trích đã đem đến cho em những hiểu biết và bài học gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.

Đáp án chi tiết đề số 1:

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ. (0,25)

- Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa. (0,25)

- Đặt một câu về ích lợi của con bọ ngựa. Trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ em đã học.

 

0.25

- Đạt ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có một biện pháp tu từ .

+ Nội dung: Viết về ích lợi của con bọ ngựa.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

Điểm Tiêu chí Ghi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết sâu sắc và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

- Nội dung: HS trình bày những hiểu biết và bài học của bản thân sau khi đọc đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày những hiểu biết mới và bài học ý nghĩa của bản thân về con bọ ngựa, về thế giới côn trùng, thiên nhiên, cuộc sống,...(0,5)

0.5

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu nhưng còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp. (0,25)

- Qua đoạn trích, trình bày hiểu biết và bài học của bản thân về con bọ ngựa. (0,25)

0.25

- HS viết 1 đoạn văn nhưng còn chưa đúng thể thức, chưa đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu, nhưng còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Trình bày được hiểu biết, bài học của mình nhưng còn lộn xộn.

0

- HS chưa viết 1 đoạn văn đúng thể thức hoặc không viết.

- Chưa trình bày được những hiểu biết, bài học của bản thân.

II. Viết

I. Mở bài:

Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

  • Sân trường tấp nập người
  • Tiếng ồn vang khắp nơi
  • Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

  • Mọi người chơi các trò chơi khác nhau
  • Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…
  • Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….
  • Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai
  • Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

  • Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giờ ra chơi thêm phấn khởi
  • Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

  • Sân trường yên ắng hẳn
  • Không một bóng người
  • Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

  • Em rất thích giờ ra chơi

Đề KSCL đầu năm lớp 7 môn Văn năm 2022 - Đề số 2​​​​​​​

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là gì ? (1 điểm)

b/ Xác định phép so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao sau đây. (2 điểm)

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 2 (2 điểm)

Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, em rút ra bài học gì qua lời nhắn nhủ của tác giả.

Câu 3 (5 điểm)

Hãy tả về người thân của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, thầy ,cô,............)

Đáp án chi tiết đề số 2:

Câu 1 (3 điểm)

a/ So sánh là đối chiếu sự vật.sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1 điểm )

b/Tác dụng: So sánh lấy cái to lớn mênh mông của thiên nhiên để làm nổi bật hình ảnh so sánh công cha nghĩa mẹ vô cùng lớn lao đối với con cái. Bài ca dao là lời khuyên dạy con cái sau khi thấm thía công ơn nghĩa tình cao sâu của cha mẹ con hãy ghi lòng tạc dạ suốt đời không quên, đó là lòng biết ơn hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 2 (2 điểm)

Qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” rút ra bài học:

- Vai trò trách nhiệm của gia đình đối với con cái

- Đảm bảo quyền sống,quyền hạnh phúc cho trẻ

Lời nhắn nhủ của tác giả: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn nó, không nên vì bất kỳ lý do gì mà làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

Câu 3 (5 điểm)

I/ Yêu cầu chung:

a/ Kiểu bài: Văn tự sự

b/ Nội dung: Đối tượng tả về người thân của mình.

c/ Hình thức: Bài viết mạch lạc kết hợp tả kể và bộc lộ cảm xúc.

Ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, chân thực

II/ Yêu cầu cụ thể:

A/ Mở bài (1 điểm) Giới thiệu khái quát về đối tượng được tả.

B/ Thân bài (3 điểm) Tả chi tiết: Từ hình dáng bên ngoài đến cử chỉ, hành đông, lời nói, suy nghĩ, việc làm. (kết hợp tả, kể xen biểu cảm)

C/ Kết bài (1 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án 2 đề thi khảo sát đầu năm lớp 7 môn Văn năm 2022 Phần 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
5 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status