Logo

Hướng dẫn soạn Bếp lửa môn Văn lớp 9 ngắn gọn nhất

Soạn văn 9 Bếp lửa trang 145 sách giáo khoa. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu qua hồi tưởng và suy ngẫm của người đã trưởng thành. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối gia đình, quê hương, đất nước.
2.8
4 lượt đánh giá

Để học tốt môn Ngữ văn 9, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu đến các bạn đọc bài Bếp lửa để tham khảo để hiểu rõ hơn về hình ảnh bếp lửa "chập chờn trong sương sớm", chập chờn trong kí ức của người cháu. Nội dung chi tiết các bạn xem và đăng tải tại đây.

Soạn văn 9 bài Bếp lửa

Bố cục

- Phần 1 (khổ 1): Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.

- Phần 2 (4 khổ tiếp): Những kỉ niệm thơ ấu bên bếp lửa và bà.

- Phần 3 (2 khổ tiếp): Suy ngẫm của cháu về bếp lửa và bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương nhớ của người cháu.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi bếp lửa soạn

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã dành cho cháu trong nhữn ngày gian khổ.

Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

- Trong hồi tưởng người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu:

+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945).

+ Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu làm, chăm cháu học, kể chuyện cháu nghe...bà dạy cháu nên người.

+ Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.

- Bài thơ kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận: Tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói, người bà cặm cụi, tần tảo...qua đó thấy được tình cảm của tác giả với bà của mình... → tạo sự sinh động, cụ thể, giàu sức gợi cảm, giàu tính triết lí sâu xa.

Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn lửa của tình thương yêu ấp ủ.

- “Ôi kì lạ và thiên liêng – bếp lửa!”: Một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Câu 4 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Hai câu cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” vì nó mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang nghĩa biểu tượng. Ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình thương yêu to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho thế hệ sau.

Câu 5 (trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía sâu xa. Tình cảm ấy vượt qua chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn người cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, quê hương, đất nước.

Luyện tập soạn văn bài bếp lửa

(trang 146 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn ...

Đoạn văn tham khảo:

Bếp lửa chờn vờn sương sớm, bếp lửa ấp iu nồng đượm, bếp lửa mang hình bóng của bà. Bếp lửa là tuổi thơ, là những sớm hôm tần tảo của bà, mang hơi ấm của bà truyền vào cháu tình thương âm thầm, truyền cho cháu sức mạnh vượt qua gian khó. Thời gian cứ trôi đi, không gian cũng đã khác, nhưng ngọn lửa ấy, tình yêu của bà, mãi mãi đi theo cháu, mang theo hình ảnh bếp lửa. Cháu hôm nay vẫn luôn nuôi dưỡng ngọn lửa niềm tin bà đã truyền để rồi tiếp nối cho thế hệ mai sau.

File tải miễn phí soạn bài bếp lửa lớp 9:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn bài bếp lửa lớp 9 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Chúc các bạn học tập tốt!

Đánh giá bài viết
2.8
4 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status