Logo

3 Mẫu soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam môn Văn lớp 11 hay nhất

Việc soạn Văn 11 Ôn tập văn học trung đại Việt Nam. Giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức những bài văn học trung đại đã được học, cùng với giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
3.2
3 lượt đánh giá

Bài viết dưới đây, chúng tôi tổng hợp 3 bài mẫu soạn văn hay nhất từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Giúp các bạn học sinh lớp 11 xem, tham khảo và chuẩn bị bài giảng của mình cho bài học sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam lớp 11

Mẫu 1: Soạn bài ôn tập văn học trung đại việt nam lớp 11

Nội dung

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bên cạnh nội dung yêu nước là chủ đề xuyên suốt các sáng tác trung đại giai đoạn trước đó, ở giai đoạn văn học này (từ TK XVIII đến TK XIX) xuất hiện một vài nội dung mới:

+ Chạy giặc, văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): âm hưởng hùng tráng về thời kì bi thương của dân tộc nhưng cũng đầy tự hào.

+ Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ): tư tưởng canh tân, đổi mới đất nước

+ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh): ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước

+ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) Nỗi lòng hướng về dân chúng,và tình yêu nước thầm kín

+ Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương): tình cảnh mất nước và nỗi lòng thương xót của tác giả

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Câu 3 (trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Giá trị phản ánh: tái hiện chân thực cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa, khắc họa trên hai phương diện

+ Cuộc sống xa xỉ, quyền uy tột bậc (từ nơi ở đến tiện nghi, kẻ hầu người hạ…)

+ Nhưng cuộc sống Trịnh phủ thiếu sinh khí, chỉ có sự u ám dẫn tới sự ốm yếu của thái tử Cán

- Phê phán hiện thực: tác giả ngầm phê phán sự xa hoa, lộng quyền của nhà chúa kèm theo cuộc sống thiếu sinh thế, tăm tối của con người. Đó chính là bức tranh xã hội đương thời cuối thế kỉ XVIII

Câu 4 (trang 76 skg ngữ văn 11 tập 1)

- Giá trị nội dung:

+ Đề cao đạo lý nhân nghĩa (Lục Vân Tiên) và nội dung yêu nước (Chạy Tây, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật

+ Nguyễn Đình Chiểu là người đầu tiên đưa hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ vào thơ văn

+ Hình tượng hoàn chỉnh về người nông dân nghĩa sĩ ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người nông dân mang vẻ đẹp bi tráng)

Về phương pháp

Câu 1 (trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1): Bảng tổng kết:

1. Tác phẩm: Vào phủ chúa Trịnh

- Tác giả: Lê Hữu Trác

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Bức tranh xa hoa nơi phủ chúa, thái độ coi thường danh lợi của tác giả

+ Quan sát, chọn lọc chi tiết, có ý nghĩa, bút pháp tả thực sâu sắc.

2. Tác phẩm: Tự tình

- Tác giả: Hồ Xuân Hương

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Tâm trậng của Hồ Xuân Hương. Lời thách thức duyên phận, khát vọng sống, hạnh phúc.

+ Sử dụng từ ngữ dân tộc, hình ảnh đặc sắc, việt hóa thơ Đường luật.

3. Tác phẩm: Câu cá mùa thu

- Tác giả: Nguyễn Khuyến

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Bức tranh thiên nhiên về mùa thu, tình yêu đất nước tha thiết, thầm lặng.

+ Ngôn từ trong sáng, hình ảnh chân thật, giản dị.

4. Tác phẩm: Thương vợ

- Tác giả: Trần Tế Xương

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Ca ngợi, trân trọng những hi sinh của người vợ. Tự cười bản thân vô dụng.

+ Trào phúng, ngôn ngữ mỉa mai.

5. Tác phẩm: Bài ca ngất ngưởng

- Tác giả: Nguyễn Công Trứ

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Thái độ sống, phong cách sống ngất ngưởng khẳng định tài năng của tác giả.

+ Thể hát nói phóng khoáng.

6. Tác phẩm: Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Tác giả: Cao Bá Quát

- Nội dung và nghệ thuật: 

+ Sự chán ghét một trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

+ Thể thơ có tính chất tự do, phóng khoáng, từ ngữ linh hoạt.

7. Tác phẩm: Lẽ ghét thương

- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Tình cảm yêu ghét phân minh, lòng thương dân sâu sắc, ngợi ca đạo lý nhân nghĩa.

+ Lời thơ mộc mạc, chân chất, giàu cảm xúc.

8. Tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Tượng đài bất tử của người nông dân nghĩa sĩ, tiếng khóc bi tráng cho thời lịch sử đau thương.

+ Xây dựng hình tượng nghĩa sĩ, ngôn ngữ đanh thép, bi tráng.

9. Tác phẩm: Chiếu cầu hiền

- Tác giả: Ngô Thì Nhậm

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Kể về việc vua Quang Trung lên ngôi hoàng đế, mong người hiền giúp nước.

+ Lập luận chặt chẽ.

10. Tác phẩm: Xin lập khoa luật

- Tác giả: Nguyễn Trường Tộ

- Nội dung và nghệ thuật:

+ Sự cần thiết của pháp luật với xã hội.

+ Lập luận chặt chẽ, quan điểm xác đáng.

Câu 2 (trang 77 sgk ngữ văn 11 tập 1)

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

Mẫu 2: Soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam 11 (siêu ngắn)

Nội dung

Các bạn Click vào file tải  miễn phí ở dưới để xem chi tiết về nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Ôn tập văn học  trung đại Việt Nam mẫu số 2.

Phương pháp

Các bạn Click vào file tải miễn phí ở dưới để xem chi tiết về phương pháp của bài soạn văn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam mẫu số 2.

File tải miễn phí soạn ôn tập văn học trung đại việt nam ngắn nhất:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải bài soạn văn lớp 11 bài ôn tập văn học trung đại việt nam chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Chúc các bạn học sinh học tập tốt!

Đánh giá bài viết
3.2
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com
DMCA.com Protection Status