Kì thi giữa kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 7 - Phần 2 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”
(Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)
a. Nhận biết
Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác?
b. Vận dụng
Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
Câu 2:
Môi trường sống xung quanh ta ngày càng trở nên ô nhiễm bởi ý thức của con người. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) với chủ đề bảo vệ môi trường xung quanh ta là một việc làm cấp thiết. Đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 trạng ngữ (gạch chân và ghi rõ các yêu cầu trên)
Câu 3:
Nhân dân ta thường nói: Thất bại là mẹ thành công. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Câu 1:
a.
- Đoạn trích trên ca ngợi vẻ đẹp giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt và lối sống.
- Dẫn chứng:
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn.
+ Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.
b.
- Hướng phấn đấu trong năm học mới:
+ Chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức hơn nữa.
+ Học tập lối sống giản dị và tiết kiệm của Bác Hồ.
Câu 2:
Yêu cầu:
- Đoạn văn có độ dài từ 6-8 câu.
- Trong đoạn sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ.
Gợi ý:
- Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề, bởi vậy chúng ta cần ngay lập tức có những biện pháp để bảo vệ môi trường.
- Môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đời sống, gây ra những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng,…
- Biện pháp bảo vệ như: không vứt rác thải bừa bãi, vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường,…
-…
Câu 3:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
- Giải thích:
+ Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích mình đã đề ra ban đầu.
+ Thành công là khi đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra một cách mĩ mãn nhất.
- Chứng minh:
+ Lép Tôn-xtoi đã từng bị đình chỉ học đại học vì vừa không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập, nhưng sau này ông vẫn trở thành nhà văn lỗi lạc.
+ Anh-xtanh, Niu-ton đã biết bao lần thất bại trong các thí nghiệm của mình, nhưng ông vẫn kiên trì, bền bỉ để đem đến những phát minh vĩ đại cho loài người.
+ Steve Jobs cũng từng gánh trên vai món nợ khổng lồ, nhưng điều đó không thể làm ông gục ngã, ông đã quay trở lại và làm nên biểu tượng cho công nghệ thế giới là Iphone, Ipad.
+ Ngay bản thân mỗi chúng ta, đi học cũng là một công cuộc chinh phục với biết bao vấp ngã, khó khăn, nhưng chúng ta không lùi bước, phấn đấu để đạt được thành công.
- Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta nên có thái độ sống tích cực, khi gặp thất bại không nên nản lòng mà phải không ngừng nỗ lực, cố gắng.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để lũ khỏi cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: Khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.
(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015)
Câu 1: Nhận biết
Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn.
Câu 2: Vận dụng
Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? Em hãy đặt một nhan đề phù hợp.
Câu 3: Thông hiểu
Qua nội dung đoạn văn trên, em hãy cho biết anh nhiếp ảnh gia đã nhận được gì và mất gì?
Câu 4: Vận dụng
Hành động sẵn sàng cứu người của nhiếp ảnh gia khiến em liên tưởng đến một tác phẩm (trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2) lên án gay gắt lên quan phủ vô trách nhiệm bỏ mặc người dân chống chọi với thiên tai, mưa lũ. Đó là tác phẩm nào, tác giả là ai? Em hãy nêu cảm nghĩ về tên quan phủ ấy từ 3-5 câu.
Phần II. Làm văn
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 2.
- Nội dung: anh nhiếp ảnh gia đã cứu một em bé bị mắc kẹt trong dòng nước chảy xiết.
- Nhan đề: (gợi ý)
+ Tình yêu thương
+ Nhiếp ảnh gia cứu em bé vùng lũ
+ …
Câu 3.
- Được:
+ Cứu sống một em bé.
+ Tâm hồn hạnh phúc, thanh thản.
- Mất:
+ Mất dụng cụ tác nghiệp.
+ Mất đi cơ hội đạt được giải thưởng cao.
Câu 4.
- Tác phẩm: Sống chết mặc bay
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Đoạn văn: (gợi ý)
+ Tên quan phụ mẫu là kẻ độc ác, vô lương tâm.
+ Hắn ta là kẻ lòng lang dạ thú.
+ Không có trách nhiệm trong công việc, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, mặc kệ số phận người dân.
Phần II. Làm văn
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Nếu vai trò quan trọng của ý chí, nghị lực, quyết tâm, lí tưởng của con người trong cuộc sống.
- Dẫn câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
2. Thân bài
2.1. Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen – nghĩa bóng
=> Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nêu lên một vấn đề: kiên trì sẽ dẫn đến thành công.
2. 2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
Luận cứ 1
- Lí lẽ: Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. Kiên trì giúp ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được.
- Dẫn chứng: những người có đức tính kiên trù đều thành công (sắp xếp theo thời gian, theo phạm vi ngoài nước, trong nước; theo các lĩnh vực: đời sống, học tập, lao động, chiến đấu, …)
+ Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi
+ Dẫn chứng 2: Tấm gương bác Hồ
+ Dẫn chứng 3: Thầy Nguyễn Ngọc Kí
Luận cứ 2:
- Lí lẽ: không có sự kiên trì, ý chí, quyết thể tâm thì không làm được gì, không thể thành công.
- Dẫn chứng
Luận cứ 3
- Lí lẽ: những đúc kết xưa nay của nhiều nhiều qua những câu nói tương tự.
- Dẫn chứng: có chí thì nên; không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng …
3. Kết bài
- Nhận xét chung: Câu tục ngữ là một chân lí, có giá trị muôn đời.
- Rút ra bài học: mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm việc lớn.
Tham khảo thêm:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi môn Văn giữa kì 2 lớp 7 - Phần 2 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!