Kì thi giữa học kì 1 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn - phần 1 năm 2021 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Câu 1: (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Sách Ngữ văn 7, tập 1)
a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?
b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?
c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ?
Câu 2: (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
a) Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?
b) Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?
Câu 3: (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Loài cây em yêu.
Đề 2: Loài hoa em yêu.
Câu 1:
a) Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lý Lan.
b) Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng
- Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.
c)
- Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ :
+ Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu…
+ Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa…
+ Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện…
Câu 2:
a) - Mô típ: “thân em”
- Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.
b) Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm.
Câu 3:
* Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
Đề 1:
Mở bài:
+ Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na…).
+ Lí do em yêu thích loài cây đó.
Thân bài:
- Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).
- Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em
( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần)
- Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người
Kết bài:
+ Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó.
Đề 2:
Mở bài:
Giới thiệu về loài hoa mình yêu, ấn tượng chung về loài hoa.
Thân bài:
+ Các đặc điểm nổi bật về vẻ đẹp của loài hoa đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát: vẻ đẹp sắc hoa, cánh hoa, hương hoa…(chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).
+ Cảm nghĩ về sự âm thầm dâng sắc thắm hương thơm cho đời: giúp con người bớt mệt mỏi, thêm tươi tắn, lạc quan.
+ Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của hoa trong cuộc sống.
Kết bài:
Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài hoa đó.
Câu 1: (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
a. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?
b. Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?
c. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.
Câu 2: (7 điểm) Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.
Câu 1:
a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
Tác giả: Hồ Xuân Hương
b. Cặp từ trái nghĩa: Rắn - nát; nổi - chìm
c. Quan hệ từ: Với, mà
Câu 2:
Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc...
Yêu cầu cụ thể
Mở bài:
- Giới thiệu bố hoặc mẹ của em.
- Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em.
Thân bài:
a. Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi...
- Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
b. Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc động...
Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
c. Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ).
Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.
Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ)
- Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ).
Tham khảo thêm:
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ bên dưới để tải về 2 bộ đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 1 2021 - Phần 1, file word, pdf hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.