Logo

2 Bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)

Tổng hợp 2 bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 10 năm 2022 - Phần 1 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên soạn và chia sẻ. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả.
3.7
3 lượt đánh giá

Kì thi giữa kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi Sử giữa kì 2 lớp 10 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022 - Đề số 1

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi vua, khôi phục lại quốc hiệu

A. Đại Cờ Việt.

B. Đại Ngu.

C. Đại Việt.

D. Đại Nam.

Câu 2. Ở Việt Nam, loại chữ viết nào dưới đây ra đời vào khoảng thế kỉ XVII?

A. Chữ Quốc ngữ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ Nôm.

D. Chữ Chăm cổ.

Câu 3. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Lương Thế Vinh là

A. Lập thành toán pháp.

B. Lam Sơn thực lục.

C. Đại thành toán pháp.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 4. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, “Đại Minh khách phố” là tên gọi của người đương thời dành cho đô thị nào?

A. Thanh Hà.

B.Thăng Long.

C. Phố Hiến.

D. Hội An.

Câu 5. Hoàng Triều luật lệ còn có tên gọi khác là

A. Hình thư.

B. Luật Gia Long.

C. Luật Hồng Đức.

D. Quốc triều hình luật.

Câu 6. Ở Việt Nam, dưới thời kì cai trị của vương triều phong kiến nào chữ Nôm được nâng lên thành văn tự chính của quốc gia?

A. Tiền Lê.

B. Nguyễn.

C. Lê sơ.

D. Tây Sơn.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân văn hóa Sa Huỳnh là

A. trao đổi, buôn bán.

B. đánh bắt hải sản.

C. nông nghiệp trồng lúa.

D. săn bắt, hái lượm.

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đầu voi phất ngọn cờ vàng

Làm cho giới nữ vẻ vang oai hùng

Quần thoa mà giỏi kiếm cung

Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh”

A. Hai Bà Trưng.

B. Bà Triệu.

C. Bùi Thị Xuân.

D. Lê Trân.

Câu 9. Một trong những phong tục – tập quán của cư dân Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc còn duy trì đến ngày nay là

A. dán ngược chữ Phúc trước cửa vào dịp đầu năm.

B. dùng bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực.

C. ăn trầu và sử dụng trầu cau vào các dịp trọng đại.

D. lì xì trẻ nhỏ và người cao tuổi vào Tết nguyên đán.

Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây giúp bản sắc văn hóa Việt vẫn được bảo tồn qua hàng nghìn năm Bắc thuộc?

A. Người Việt phát huy được bản lĩnh, trí tuệ của mình.

B. Những phong tục, tập quán đã được hình thành từ lâu đời.

C. Ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc của người Việt.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 11. Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của trận Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền tổ chức là gì?

A. Tiến công vào những thành trì kiên cố nhất của địch.

B. Thực hiện tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng.

C. Chủ động tiến công nhằm chặn trước thế mạnh của giặc.

D. Lợi dụng thủy triều và địa thế tự nhiên để tổ chức trận địa mai phục.

Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự giảm sút của ngoại thương Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Tác động sâu sắc từ sự suy giảm của quan hệ ngoại thương quốc tế.

B. Các cửa biển của Đại Việt bị bồi lấp, gây khó khăn cho thuyền bè qua lại.

C. Nhà nước phong kiến hạn chế giao lưu, buôn bán với các nước bên ngoài.

D.Hàng hóa Đại Việt mẫu mã đơn điệu, không hợp thị hiếu người nước ngoài.

Câu 13. Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã

A.ép vua Lê nhường ngôi, lập raVương triềuMạc.

B.cùng vua LêCung Hoàngcủng cố lại triều đình.

C.tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

D.cầu viện nhà Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

Câu 14. Với việc đánhbại cuộc tấn công xâm lược của quân Xiêm và Mãn Thanh, phong trào Tây Sơnđãcó đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A.Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B.Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C.Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): So vớicác cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?

Đáp án đề thi Sử 10 giữa học kì 2 năm 2022 (Đề số 1)

I. Trắc nghiệm

1-C

2-A

3-C

4-A

5-B

6-D

7-C

8-B

9-C

10-D

11-D

12-C

13-A

14-B

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần:

- Bối cảnh diễn ra:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: Đại Việt vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền; các thế lực ngoại xâm (Tống, Mông - Nguyên) đem quân sang xâm lược Đại Việt.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn:Đại Việt đã bị mất độc lập, chủ quyền, chịu ách áp bức, đô hộ của nhà Minh.

- Mục đích:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần:tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn:tiến hành khởi nghĩa chống ngoại xâm để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc.

-Lực lượng tổ chức cuộc đấu tranh:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: nhà nước phong kiến => có điều kiện thuận lợi để phát động cuộc kháng chiến toàn dân.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: các hào trưởng, nghĩa sĩ ở địa phương => không có danh nghĩa chính thức, phải bí mật dấy binh => khó khăn trong huy động toàn dân kháng chiến.

- Tổ chức chiến đấu:

+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần:giữ thế chủ động về chiến lược, buộc các thế lực ngoại xâm phải đánh theo cách đánh của quân dân Lý - Trần.

+ Khởi nghĩa Lam Sơn: trong những năm 1418 - 1424, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu trong tình thế bị động về chiến lược; có sự kết hợp giữa tiến công với hòa hoãn tạm thời để xây dựng và phát triển lực lượng. Từ năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giành được thế chủ động về chiến lược.

Đề thi giữa kì 2 môn Sử lớp 10 năm 2022 - Đề số 2

I. Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Ở Việt Nam, khoảng thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời gắn liền với hoạt động truyền giáo của tôn giáo nào?

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Thiên Chúa giáo.

Câu 2. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là

A. Đại Việt sử kí.

B. Đại Nam thực lục.

C. Đại Việt thông sử.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 3. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về

A. Phú Xuân (Huế).

B. Vạn An (Nghệ An).

C. Thăng Long (Hà Nội).

D. Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 4. Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới triều Nguyễn?

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 5. Từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, lãnh thổ Đại Việt dần được mở rộng về phía

A.Đông.

B.Tây.

C. Nam.

D.Bắc.

Câu 6. Thái độ của nhà Nguyễn với các nước phươngTây như thế nào?

A. Thiết lập quan hệ giao hảo, tốt đẹp với các nước phương Tây.

B. Khuyến khích các thương nhân phương Tây tới Việt Nam buôn bán.

C. Thực hiện“đóng cửa”, không chấp nhận đặt quan hệ với các nước phương Tây.

D. Không khuyến khích song cũng không hạn chế hoạt động buôn bán với phương Tây.

Câu 7. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Răng hóa thạch và công cụ lao động bằng đá.

B. Xương sọ hóa thạch và công cụ lao động bằng sắt.

C. Công cụ lao động bằng sắt, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm.

D. Bộ xương hóa thạch có niên đại cách ngày nay 30 – 40 vạn năm.

Câu 8. Dưới thời Lý – Trần – Lê, một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp được nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm thực hiện và đưa vào trong các bộ luật là

A. thâm canh tăng vụ.

B. bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

C. lai tạo nhiều giống cây trồng mới.

D. sử dụng rộng rãi phân bón trong trồng trọt.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về Vương quốc Phù Nam?

A. Trong các thế kỉ III – V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất Đông Nam Á.

B. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, trên cơ sở của nền văn hóa Đông Sơn.

C. Địa bàn chủ yếu thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.

D. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn.

Câu 10. Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Quân Lam Sơn đặt dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi như: Lê Hoàn; Nguyễn Trãi…

B.Quân Minhbị hao tổn binh lực nên chủ độnggiảng hòa với quân Lam Sơn vàrút quân.

C.Tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của người Việt.

D. Quân Minh có quân số ít; vũ khí thô sơ, lạc hậu, khí thế chiến đấu kém cỏi.

Câu 11. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

A. Khai hóa văn minh cho người Việt.

B. Giúp người Việt được mở mang tri thức.

C. Nô dịch, đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa.

D. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

Câu 12. Nét đặc trưng nổi bật nhất trong truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam là gì?

A.Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.

B.Xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ.a

C.Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

D.Nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động.

Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhấtcủa lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A.Chăm-pa cho quân quấy phá biên giới phía Nam của Đại Việt.

B.Nhà Minh huy động hơn 20 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

C.Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

D.Các thế lực phong kiến nổi dậy hình thành cục diện “loạn 12 sứ quân”.

Câu 14. Chiến thắng Bạch Đằng của người Việt do Ngô Quyền lãnh đạo đã

A. tạo điều kiện để đi đến giành độc lập, tự chủ hoàn toàn vào năm 939.

B. lật đổ ách cai trị của nhà Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc.

C. chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

D. mở đầu cho phong trào đấu tranh yêu nước, giành độc lập, tự chủ của người Việt.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Có ý kiến cho rằng:“Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Đáp án đề thi Lịch sử giữa kì 2 lớp 10 năm 2022 (Đề số 2)

I. Trắc nghiệm

1-D

2-A

3-C

4-D

5-C

6-C

7-A

8-B

9-B

10-C

11-C

12-A

13-C

14-C

II. Tự luận

Câu 1:

* Phát biểu: em đồng ý với ý kiến cho rằng:“Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”

* Chứng minh:

a/ Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.

- Cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng.

-Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn (Bình Định), đặt dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

- Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất Đàng Trong.

- Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê => xóa bỏ sự phân cách Đàng Ngoài – Đàng Trong, làm chủ toàn bộ đất nước => sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

b/ Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc.

-Kháng chiến chống quân Xiêm (1785).

+ Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu => vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt.

+ 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược.

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789).

+Năm 1788, vua Càn Long sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân từ Phú Xuân ra Bắc.

+Tháng 1/1789, vua Quang Trung tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa => quân Thanh đại bại.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sử lớp 10 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.7
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com