Logo

2 Bộ đề thi Văn 8 giữa học kì 2 năm 2022 - Phần 1 (Có đáp án)

Tổng hợp 2 bộ đề thi Văn 8 giữa học kì 2 năm 2022 - Phần 1 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm biên soạn và chia sẻ. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả.
3.0
8 lượt đánh giá

Kì thi giữa kì 2 sắp tới, chúng tôi xin giới thiệu đến các em 2 bộ đề thi Văn giữa học kì 2 lớp 8 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập làm quen với nhiều dạng đề, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 8 năm 2022 - Đề số 1

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” thuộc thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt       

B. Ngũ ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú        

D. Song thất lục bát

Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?

A. Trần Tuấn Khải    

B. Tản Đà

C. Phan Bội Châu    

D. Phan Châu Trinh

Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?

A. Chiếu dời đô  

B. Hịch tướng sĩ.

C. Nhớ rừng       

D. Bình Ngô đại cáo

Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?

A. Hỏi               

B. Trình bày

C. Điều khiển         

D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 5. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết vào thời kì nào?

A. Thời kì nước ta chống quân Tống

B. Thời kì nước ta chống quân Thanh

C. Thời kì nước ta chống quân Minh

D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên

Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ “Nhớ rừng” của (Thế Lữ) là gì?

A. Bay bổng, lãng mạn

B. Thống thiết, bi tráng, uất ức

C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng

D. Sôi nổi, hào hùng

Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?

A. Có tính hình tượng

B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc

C. Có tính hàm xúc

D. Có tính chính xác và biểu cảm

Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ “thắng địa” trong câu: “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.” (Chiếu dời đô)?

A. Đất có phong cảnh đẹp

B. Đất có phong thủy tốt

C. Đất trù phú, giàu có

D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp

PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm)

Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?

Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3 (5,0 điểm)

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.

Đáp án đề thi Văn lớp 8 giữa học kì 2 năm 2022 (Đề số 1)

PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

B

D

B

D

D

PHẦN II: Tự luận

Câu 1:

– Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; lịch sử riêng; chế độ chủ quyền riêng

– Với những yếu tố căn băn này, tác giả đã đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về quôc gia, dân tộc đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng

Câu 2: Học sinh cảm nhận được:

– Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động…

– Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh “luôn tưởng nhớ”. Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền…và “mùi nồng mặn” đặc trưng của quê hương làng chài… 

– Tác giả sử dụng điệp từ “nhớ”, phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước…

Câu 3: 

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.

* Thân bài:

– Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.

– Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.

– Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một “thi gia” đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.

– Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.

* Kết bài: khái quát lại vấn đề bàn luận

Đề thi giữa kì 2 môn Văn lớp 8 năm 2022 - Đề số 2

Câu 1: (3,0 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" .

                                    (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)

a. Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào?

b. Viết đoạn văn (6 - 8 câu) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của Trần Quốc Tuấn?

c. Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước ( Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

Câu 2: (2,0 điểm)  Cho 2 câu sau:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

a) Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?

b) “Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

c) Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu gì về thể văn cổ đó?

Câu 3: (5,0 điểm)

Cho câu thơ sau: 

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b) Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

c) Đoạn văn có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì?

d) Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì?

e) Viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn 2022 (Đề số 2)

Câu 1: 

a. Đoạn văn gồm 2 câu

Kiểu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm

b. Viết đoạn văn: Giới thiệu được tác giả - danh tướng kiệt xuất của nhà Trần.

- Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu đến cùng cho dù thịt nát xương tan: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"

c. HS kể đúng tên văn bản, tác giả:

- “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn

- “Nước Đại Việt ta” (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

Câu 2:

a) Chép đầy đủ hoàn thiện đoạn trích

b) Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” được trích trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi

- Bình Ngô đại cáo được sáng tác năm 1428 sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn quân Minh xâm lược 

c) Văn bản được viết theo thể văn nghị luận cổ: cáo (là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu

Câu 3:

a) Chép đúng các câu thơ tiếp

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú (sáng tác 7/ 1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ - Huế)

c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc

d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải...

e) Đoạn văn khoảng 10 – 12 câu 

- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm khát khao tự do của nhà thơ.

- Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau

+ Tâm trạng của người tù cách mạng: Đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biêủ đạt trực tiếp

+ Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử dụng các động từ mạnh: Đạp tan phòng, chết uất, các thán từ “Ôi, thôi, làm sao” đoạn thơ trở thành tiếng kêu phẫn uất của người mát tự do.

+ Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của người tù cách mạng

+ Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài dệp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.

+ Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với người tù CM trẻ tuổi.

- Kết đoạn: Khái quát lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.

Tham khảo thêm:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 2 bộ đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 8 - Phần 1 năm 2022 có lời giải chi tiết, đây đủ nhất file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.0
8 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com