Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải Bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.
Câu 1: Hệ thức nào sau đây không phải là hệ thức của định luật Sác-lơ?
Chọn B.
Nội dung định luật Sac – lơ: với thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí nhất định biến thiên tuyến tính theo nhiệt độ của khí
Công thức:
Vì T = t + 273 (K) nên p không tỷ lệ với t (°C).
Câu 2: Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là
A. săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.
B. quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
C. quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
D. mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
Chọn A.
Săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ vì thể tích của khí bên trong săm bị giới hạn bởi lốp xe nên không thay đổi, quá trình để ngoài nắng khiến nhiệt độ tăng, áp suất tăng theo, quá trình biến đổi trạng thái là quá trình đẳng tích.
Câu 3: Hình 30.1 biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:
A. V1 > V2.
B. V1 < V2.
C. V1 = V2.
D. V1 ≥ V2.
Chọn B.
Vẽ đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T’ bất kỳ (vuông góc với trục OT), đường đẳng nhiệt này cắt các đường đẳng tích tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p1 và p2; với quá trình đẳng nhiệt (ứng với nhiệt độ T’) ta có:
p1V1 = p2V2; vì p2 < p1 → V2 > V1
Câu 4: Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.
A. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.
B. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ bách phân.
D. Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ bách phân.
Chọn D.
Nội dung định luật Sac – lơ: với thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí nhất định biến thiên tuyến tính theo nhiệt độ của khí
Công thức:
Vì T = t + 273 (K) nên p không tỷ lệ với t (°C) (t là nhiệt độ bách phân).
Đồng thời ta có: p = a. T = a.(t + 273) (a là hệ số tỷ lệ)
⟹ ∆p = p2 – p1 = a.t2 – a.t1 = a.∆t = a.∆T
⟹ Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.
Câu 5: Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là
A. 10,8 lần.
B. 2 lần.
C. 1,5 lần.
D. 12,92 lần.
Chọn B.
Vì thể tích của bóng đèn không đổi nên ta có:
Câu 6: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí ở 25oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần. Lúc này, nhiệt độ trong lốp xe bằng
A. 50oC.
B. 27oC.
C. 23oC.
D. 30oC.
Chọn A.
Coi quá trình biến đổi là đẳng tích, ta có:
Câu 7: Khi đung nóng một bình kín chứa khí để nhiệt độ tăng 1oC thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là
A. 73oC.
B. 37oC.
C. 87oC.
D. 78oC.
Chọn C.
Do V không đổi ta có:
Từ đó suy ra: t = 87 °C
Câu 8: Một bình thép chứa khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 40 atm. Nếu tăng áp suất thêm 10 atm thì nhiệt độ của khí trong bình là
A. 102oC.
B. 375oC.
C. 34oC.
D. 402oC.
Chọn A.
Quá trình biến đổi là đẳng tích, ta có:
Câu 9: Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 23oC có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1 atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đung nóng tới 160oC thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiểu?
A. Chưa; 1,46 atm.
B. Rồi; 6,95 atm.
C. Chưa; 0,69 atm.
D. Rồi; 1,46 atm.
Chọn A.
Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.
Trạng thái 1: t1 = 23 °C ⟹ T1 = 296 K; p1 = 1 atm.
Trạng thái 2: t2 = 160 °C ⟹ T2 = 433 K; p2 = ?
Trong quá trình đẳng tích:
Áp suất này chỉ cao hơn áp suất bên ngoài 0, 46 atm, vậy van bảo hiểm chưa mở, không khí trong nồi chưa thoát ra được.
Câu 10: t1, t2 là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai bách phân. T1, T2 là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là
Chọn B.
Mối quan hệ giữa nhiệt độ trong trong giai nhiệt bách phân và nhiệt độ ấy trong giai nhiệt tuyệt đối là:
T = t + 273
→ T2 – T1 = t2 – t1 → T1 = T2 – t2 + t1
Câu 11. Quá trình đẳng tích là:
A. Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi
B. Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi
C. Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi
D. Quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ và thể tích không đổi
Chọn A
Câu 12. Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình
A. Đẳng nhiệt
B. Đẳng tích
C. Đẳng áp
D. A, B, C đều sai
Chọn B
Câu 13. Quá trình nào sau đây không phải là quá trình đẳng tích:
A. Khối khí bị nhốt trong xy-lanh nhờ pittong cố định.
B. Quả bóng cao su được phơi ngoài nắng.
C. Bọt khí nổi lên từ đáy một hồ nước.
D. Bánh xe đạp bị mềm hơn do nhiệt độ giảm.
Chọn A
Câu 14. Đường đẳng tích là:
A. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi nhiệt độ không đổi
B. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi áp suất không đổi
C. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi
D. Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi áp suất và thể tích không đổi
Chọn C
Câu 15. Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng tích là:
A. đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
B. đường parabol
C. đường hypebol
D. đường thẳng song song với trục tung
Chọn A
►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 30: Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.