Logo

Văn mẫu 8 Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam

Văn mẫu 8 Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 8
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo Văn mẫu Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam - Trò chơi thả diều Văn lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh mở rộng vốn từ và tham khảo thêm các ý tưởng cho bài viết của mình.

Bài văn mẫu số 1: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam - Trò chơi thả diều chi tiết nhất

Cuối học kì I năm học lớp Bốn, tôi mới biết chơi diều. Thằng Lộc, thằng Tân, thằng Quỳnh... bạn học cùng lớp đã rủ tôi chơi diều và bày cho tôi cách làm diều.

Ba đứa bạn tôi, đứa nào cũng có hai con diều: một con diều sáo và một con diều bướm. Còn tôi mới tập tọng chơi diều nên chỉ có một con diều bướm mà thôi.

Con diều của tôi chỉ dài 40cm, rộng 15cm. Ở chính giữa thân diều thắt lại. Xương diều làm bằng tre, vót nhẵn, được chằng bằng sợi chỉ trắng. Hai cánh diều được dán bằng thứ giấy lụa màu rất mỏng và dai. Nếu gặp gió mạnh hay trời mưa cánh diều cũng không bị rã, bị rách nát. Chị gái tôi đã cho tôi mười nghìn đồng để mua một cuộn dây ni-lông. Thằng Lộc chuyên gia chế tạo diều đã bày tôi cách buộc, cách thắt dây lèo. Nó bày đi bày lại mãi mà tôi chẳng làm dược. Cả bọn cười và chê tôi là "con gà công nghiệp của họ Lê".

Diều của thằng Lộc rất to, hai cánh dài bằng sải tay, màu tím, có hai cái sáo bằng ngón chân cái, ngón tay cái. Con diều của bạn Tân, bạn Quỳnh chỉ có một sáo. Một con diều màu trắng, một con màu đỏ, rất xinh. Đứa nào cũng có một cuộn dây ni-lông dài hàng trăm mét. Trên bãi cỏ đầu làng, chiều chủ nhật nào chúng tôi cũng kéo nhau đến thả diều. Diều của các bạn tôi bay cao, chỉ nhìn thấy bằng lá bàng, bằng bàn tay, tiếng sáo kêu vi vu, véo von, có lúc rít lên giữa bầu trời. Còn con diều của tôi chỉ bay cao bằng ngọn đa, cứ chao đi chao lại như kẻ say rượu. Chúng tôi nằm ngửa trên bãi cỏ vừa ngắm diều bay vừa ngắm bầu trời xanh tháng mười. Tiếng sáo diều ngân vang, có lúc tôi cảm thấy hồn chúng tôi bay lên cùng cánh diều, bồng bềnh trôi theo những dải mây bông trắng nõn trên bầu trời thu, đi du ngoạn tới đỉnh núi Du, tới xứ thần tiên cổ tích.

Bài văn mẫu số 2: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam - Trò chơi thả diều chọn lọc hay nhất

Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.

Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện; Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).

Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người... Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.

Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90 cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thang bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đững có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi.

Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản: Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn. Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.

Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.

Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vao đuôi cảu trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.

Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.

►► CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Văn mẫu Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam - Trò chơi thả diều Ngữ văn lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com