Kì thi học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 2 đề thi Khoa học lớp 5 cuối kì 1 (có đáp án) năm 2022 - 2023 tải nhiều - Phần 2. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Khi một em bé mới sinh ra, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
A. Cơ quan tuần hoàn.
B. Cơ quan sinh dục.
C. Cơ quan tiêu hóa.
D. Có quan hô hấp.
Câu 2: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng nào?
A. Từ 10 đến 15 tuổi.
B. Từ 10 đến 19 tuổi.
C. Từ 13 đến 17 tuổi.
D. Từ 15 đến 19 tuổi.
Câu 3: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
A. Vì ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
B. Vì ở tuổi này, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
C. Vì ở tuổi này có những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt rét là không đúng?
A. Là bệnh truyền nhiễm.
B. Là bệnh hiện không có thuốc chữa.
C. Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này.
D. Bệnh này do ký sinh trùng gây ra.
Câu 5: HIV không lây qua đường nào?
A. Tiếp xúc thông thường.
B. Đường máu.
C. Đường tình dục.
D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 6: Khi sử dụng thuốc kháng sinh chúng ta không nên làm gì?
A. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
B. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào?
C. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dùng lại ngay.
D. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng hết cho hết liều theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ.
Câu 7: Thủy tinh thường có tính chất gì?
A.Trong suốt, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
B. Trong suốt, không gỉ, dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
C. Trong suốt, không gỉ,cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không cháy, không bị a-xít ăn mòn.
D. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn.
Câu 8: Đặc điển nào sau đây là đặc điểm chung cho cả đồng và nhôm?
A. Dẻo.
B. Dẫn điện.
C. Có màu đỏ nâu.
D. Dễ bị gỉ.
Câu 9: Em hãy nối các chữ ở cột A với các chữ ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
a. Xi măng | 1. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa |
b. Gạch ngói | 2. Để xây tường, lát sân, lát nền nhà |
c. Thép | 3. Để làm vữa xây, bê tông |
d. Đá vôi | 4. Để sản xuất xi măng, tạc tượng |
Câu 10: Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
A. Thiên thạch và hợp kim
B. Quặng sắt và quạng nhôm
C. Quặng sắt và hợp kim
D. Thiên thạch và quặng sắt
Câu 11: Các đồ vật được làm bằng đất nung được gọi là gì?
A. Đồ sành.
B. Đồ sứ.
C. Đồ gốm.
D. Đồ thủy tinh.
Câu 12: Cho các từ sau: (rỗng; sử dụng; thẳng đứng).
Em hãy điền các từ vào chỗ trống cho phù hợp trong đoạn sau:
Cây tre có dáng thân...............................thân cây tre..................tre được..................làm nhà, đồ dùng trong gia đình, dụng cụ để sản xuất.
Phần II: Tự luận
Câu 13: Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
Câu 14: Trong thùng rác nhà em có nhiều loại rác thải được bỏ vào thùng như: gốc rau, giấy vở đã sử dụng, lon bia, chai nhựa, vỏ chuối, thức ăn thừa……
a. Theo em, cách để rác thải như vậy đã tốt cho môi trường chưa? Vì sao?
b. Em hãy đề xuất cụ thể cách để rác thải tốt hơn trong trường hợp này.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (6 điểm)
(Khoanh đúng mỗi ý cho 0,5 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 10 | Câu 11 |
B | C | D | B | A | D | C | B | D | C |
Câu 9:
Câu 12: Thứ tự các từ đền là: thẳng đứng – rỗng – sử dụng.
Phần II: Tự luận: 4 đ
Câu 13: Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ mỗi chúng ta cần: (2 điểm)
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ (đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông)
- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.
- Tìm hiểu, học tập để biết rõ Luật giao thông đường bộ.
- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
Câu 14: (2 điểm)
a. Theo em, cách để rác thải như vậy không tốt cho môi trường vì các loại rác thải để lẫn lộn gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
b. Ý kiến đề xuất của em trong trường hợp này.
- Cần phân loại rác trước khi thải:
+ rác hữu cơ: (gốc rau, vỏ chuối)
+ rác vô cơ: (giấy, vở đã sử dụng, lon bia , chai nhựa) dùng để tái chế và tái sử dụng.
Chú ý: (Học sinh có thể trả lời theo các hướng khác nếu đúng vẫn cho điểm).
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu:
Câu 1: Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu vào khoảng nào?
A. 16 đến 20 tuổi
B. 13 đến 17 tuổi
C. 10 đến 15 tuổi
Câu 2: Bệnh nào dưới đây không lây do muỗi truyền?
A. Sốt rét
B. Viêm gan A
C. Sốt xuất huyết
D. Viêm não
Câu 3: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được?
A. Làm bếp giỏi.
B. Chăm sóc con cái.
C. Mang thai và cho con bú.
D. Thêu, may giỏi.
Câu 4: Để sản xuất xi măng, tạc tượng, người ta sử dụng nguyên liệu nào?
A. Đồng và nhôm.
B. Đất sét, đá vôi và một số chất khác.
C. Cát trắng và một số chất khác.
Câu 5: Nối các ý ở hai cột sau đây cho phù hợp.
Sử dụng vật liệu: để:
Thép | Xây tường, lát sân, .... | |
Gạch | Bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa. | |
Đá vôi | Dệt vải. | |
Tơ sợi | Sản xuất xi măng. |
Câu 6: Điền từ trong ngoặc đơn dưới đây thích hợp vào chỗ chấm.
(trứng, phôi, tinh trùng, hợp tử, bào thai, thụ tinh ).
- Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa ………… của mẹ và …………………của bố.
- Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình ……………
- Trứng được thụ tinh gọi là ………………………………………………
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, các em cần phải làm gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Nêu cách dùng thuốc an toàn?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Hãy kể tên hai nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
………………………………………………………………………
Câu 4: Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0,5 điểm) | Câu 2 (0,5 điểm) | Câu 3 (0,5 điểm) | Câu 4 (0,5 điểm) | |
Đáp án | C | B | C | B |
Câu 5: (1 điểm)
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử
Câu 6: (1 điểm) Nối
Học sinh nối được:
Thép – bắc cầu qua sông, làm đường ray tàu hỏa.
Gạch – xây tường, lát nhà.
Đá vôi – sản xuất xi măng
Tơ sợi – dệt vải
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm): Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, em cần phải học về Luật Giao thông đường bộ , đi xe đạp sát lề phải và có đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, đi bộ trên vỉa hè, không chơi dưới lòng đường.
Câu 2: (1,5 điểm) Cách dùng thuốc an toàn:
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
- Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin trên vỏ và bản hướng dẫn kèm theo, để biết hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng thuốc.
Câu 3: (1,5 điểm) Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hà Tiên, Nghi Sơn, Hoàng Thạch, ….
Câu 4: (1 điểm)
Nhỏ vài giọt giấm hoặc dung dịch a-xít loãng lên hòn đá nếu thấy hòn đá sủi bọt và có khí bay lên thì đó là đá vôi.
► CLICK NGAY nút TẢI VỀ dưới đây để tải bản Full của tài liệu: Bộ 2 đề thi Khoa học lớp 5 cuối kì 1 (có đáp án) năm 2022 - 2023 tải nhiều - Phần 2