Kì thi học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 3 đề thi Sinh 11 học kì 1 năm 2021 (Có đáp án) với nội dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Sinh học lớp 11 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.
Phần 1: Trắc nghiệm (6đ)
Hãy chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là:
A. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
B. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
C. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.
Câu 2. Quá trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào loại enzim :
A. Nitrôgenaza
B. Perôxiđaza
C. Đêcacbôxilaza
D. Đêaminaza
Câu 3. Vai trò sinh lý nào sau đây không phải của nito đối với cơ thể thực vật:
A. Có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion
B. Nếu thiếu cây không thể phát triển bình thường được
C. Điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể
D. Thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất sinh học quan trọng
Câu 4. Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?
A. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
B. Chỉ ở nhóm thực vật CAM
C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
Câu 5. Ở hạt thóc, ngô phơi khô có độ ẩm khoảng 13% thì cường độ hô hấp :
A. Rất thấp
B. Rất cao
C. Trung bình
D. Bằng không
Câu 6. Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với 1 lượng rất nhỏ vì:
A. Chức năng chính của chúng là hoạt hóa các enzim B. Phần lớn chúng được cung cấp từ hạt
C. Chúng có vai trò trong hoạt động sống của cơ thể D. Phần lớn chúng đã có trong cây
Câu 7. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Câu ca dao trên nói đến vai trò của yếu tố nào đối với cây lúa?
A. Đạm vô cơ
B. Ánh sáng
C. CO2
D. Nước
Câu 8. Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây liên quan mật thiết với quá trình nào sau đây?
A. Hô hấp
B. Cảm ứng
C. Quang hợp
D. Sinh trưởng
Câu 9. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ơ cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Chu trình Canvin
B. Pha sáng
C. Pha tối
D. Quang phân li nước
Câu 10. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình khử CO2
B. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục( từ dạng bình thường sang dạng kích thích)
C. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng oxy
D. Quá trình quang phân li nước
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ?
A. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường
B. Năng suất cao hơn
C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn
D. Cường độ quang hợp cao hơn
Câu 12. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:
A. ALPG (anđêhit photphoglixêric).
B. AM (axitmalic)
C. APG (axit phốtphoglixêric).
D. Rib – 1,5 - điP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).
Câu 13. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là:
A. Ở rễ
B. Ở thân.
C. Ở lá.
D. Ở quả.
Câu 14. Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ:
A. CO
B. N2
C. Các chất khoáng
D. H2O
Câu 15. Lấy tế bào biểu bì ở rễ, thân, lá cho vào dung dịch đường ưu trương. Tế bào co nguyên sinh nhanh nhất là
A. Tế bào lá
B. Tế bào thân
C. Tế bào rễ
D. Cả A và C
Câu 16. Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể:
A. Tiếp tục di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh rồi đi lên.
B.Dòng mạch ứ lại rồi đi xuống
C. Tiếp tục đi lên bằng cách di chuyển lên trên ngang qua các tế bào không bị tắc.
D. Không tiếp tục đi lênđược.
Câu 17. Khí khổng có ở :
A. Lớp tế bào biểu bì của lá
B. Tầng cutin của lá
C. Lớp tế bào mô giậu của lá
D. Lớp tế bào mô khuyết của lá
Câu 18. Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì :
A. Sử dụng con đường quang hợp CAM
B. Sử dụng con đường quang hợp C3
C. Có khoang chứa nước lớn trong lá
D. Giảm độ dày cutin ở lá
Câu 19. Ở thực vật C4 chu trình Canvin xảy ra ở loại tế bào nào?
A. Tế bào bao bó mạch
B. Tế bào mô giậu
C. Tế bào mô khuyết
D. Tế bào thịt lá
Câu 20. Trong các nguyên tố khoáng sau đây, nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a, diệp lục b?
A. Nitơ , magiê
B. Kali, nitơ , magiê
C. Nitơ, phôtpho
D. Magiê , sắt
Câu 21. Nước thoát qua cutin chủ yếu đối với thực vật:
A. Ở giai đoạn cây con
B. Thực vật sống ở ngoài sáng
C. Thực vật sống ở trong mát
D. Trưởng thành có đủ lá
Câu 22. Phản ứng quang phân li nước tạo thành 3 sản phẩm: Ôxy, ion H+ và các điện tử.. Sản phẩm nào trong số đó được sử dụng trong phản ứng sáng của quang hợp?
A. Ion H+và điện tử
B. Ôxy, ion H+
C. Ôxy và điện tử
D. Chỉ các điện tử
Câu 23. Hoạt động nào sau đây có sự chủ động điều chỉnh của tế bào?
A. Thoát hơi nước qua khí khổng
B. Thẩm thấu nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
C. Thoát hơi nước qua lớp cutin trên bề mặt lá
D. Thẩm thấu nước từ đất vào lông hút của rễ
Câu 24. Các loài cây sống ở sa mạc hơi nước thoát qua :
A. Cutin
B. Bề mặt tế bào biểu bì trên của lá
C. Khí khổng
D. Bề mặt tế bào biểu bì dưới của lá
Phần 2: Tự luận
Câu 1. (2đ) Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật về các tiêu chí sau:
- Vị trí
- Nguyên liệu tham gia
- Sự chuyển hóa năng lượng
- Sản phẩm
Câu 2.
a. Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình hô hấp tổng quát? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? (1đ)
b. Cho biết mục đích của việc bảo quản nông sản là gì? Nêu các biện pháp bảo quản nông sản (1đ)
Phần 1: Trắc nghiệm
Tất cả đáp án đúng đều là A
Phần 2: Tự luận
Câu 1. Phân biệt pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật về các tiêu chí sau: (mỗi ý 0,25đ)
Pha sáng
- Vị trí: Màng tilacôit của lục lạp
- Nguyên liệu: H2O, ADP, NADP+, ánh sáng, diệp lục
- Sự chuyển hóa năng lượng: Quang năng èhóa năng chứa trong ATP và NADPH
- Sản phẩm: ATP, NADPH, O2
Pha tối:
- Vị trí: Chất nền(stroma) của lục lạp
- Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH, các ezim quang hợp
- Sự chuyển hóa năng lượng: Hóa năng trong ATP và NADPH → hóa năng trong chất hữu cơ
- Sản phẩm: C6H12O6, (ADP, NADP+)
Câu 2. a. Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình hô hấp tổng quát? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? (1đ)
- Khái niệm: nêu như trong SGK (0,5đ)
- PTTQ : SGK (0,25đ)
- Ưu thế: Hô hấp hiếu khí sản sinh nhiều năng lượng (38 ATP) lớn hơn hô hấp kị khí (2 ATP) (0,25đ)
Cho biết mục đích của việc bảo quản nông sản là gì? Nêu các biện pháp bảo quản nông sản?(1đ)
(0,25đ) Mục đích: Nhằm làm giảm quá trình hô hấp nội bào đến mức tối thiểu để bảo tồn số lượng, chất lượng của nông sản trong quá tình bảo quản
Vì khi hô hấp mạnh sẽ tiêu hao nhanh chóng số lượng, chất lượng của nông sản
(0,75đ) Các biện pháp bảo quản:
+ Bảo quản khô(đối với các loại hạt giống)
+ Bảo quản lạnh(đối với các thực phẩm, rau , quả)
+ Bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Điền số liệu thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: Chỉ có khoảng … lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường sống cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể.
A. 10%
B. 5%
C. 2%
D. 1%
Câu 2 : Trong cơ thể thực vật, ion khoáng nào dưới đây tham gia vào quá trình hoạt hóa enzim?
A. Magiê
B. Sắt
C. Mangan
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : Trong quá trình chuyển hóa nitơ, hoạt động của hai nhóm vi khuẩn nào dưới đây cùng cho ra một sản phẩm ?
A. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa
C. Vi khuẩn cố định nitơ và vi khuẩn phản nitrat hóa
D. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 4 : Có bao nhiêu phương pháp bón phân cho cây trồng?
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 5 : Màu đỏ của quả gấc chín là do sự có mặt của sắc tố nào?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Diệp lục
C. Mêlanin
D. Carôtennôit
Câu 6 : Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp, điều nào dưới đây là sai?
A. Có vai trò cung cấp năng lượng (ATP, NADPH) cho pha tối của quang hợp
B. Diễn ra ở chất nền của lục lạp
C. Tạo ra O2 từ nước
D. Cần đến ánh sáng
Câu 7 : So với thực vật C3, thực vật C4 có ưu thế nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Cường độ quang hợp cao hơn
C. Nhu cầu nước thấp hơn
D. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
Câu 8 : Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp?
A. Tinh bột
B. Ôxi
C. Nước
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9 : Quá trình lên men trong phân giải kị khí có thể tạo thành
A. glucôzơ.
B. axit lactic.
C. khí ôxi.
D. tinh bột.
Câu 10 : Loại khí nào dưới đây thường được dùng trong bảo quản hạt giống?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Khí hiđrô sunfua
C. Khí cacbônic
D. Khí ôxi
B. Tự luận
1. So sánh con đường CAM và con đường C4. (3 điểm)
2. Chứng minh quang hợp ở thực vật là tiền đề cho hô hấp và ngược lại (2 điểm)
3. Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : C. 2% (98% còn lại thất thoát qua thoát hơi nước)
Câu 2 : D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 3 : A. Vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn cố định nitơ
Câu 4 : B. 2 (bón phân qua rễ và bón phân qua lá)
Câu 5 : D. Carôtennôit
Câu 6 : B. Diễn ra ở chất nền của lục lạp (diễn ra ở màng tilacôit của lục lạp)
Câu 7 : A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 8 : C. Nước (cùng với khí cacbônic và năng lượng)
Câu 9 : B. axit lactic.
Câu 10 : C. Khí cacbônic (loại khí này có tác dụng ức chế hô hấp)
B. Tự luận
1. So sánh con đường CAM và con đường C4:
a) Giống nhau:
- Chất nhận CO2 đều là phôtpho enol piruvic (PEP) (0,5 điểm)
- Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là hợp chất 4C (0,5 điểm)
- Tiến trình gồm 2 giai đoạn: chu trình C4 và chu trình Canvin (0,5 điểm)
b) Khác nhau:
(mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
2.
- Quang hợp là tiền đề của hô hấp vì hô hấp sử dụng nguyên liệu được tạo ra từ quá trình quang hợp, đó là O2 và chất hữu cơ (điển hình là cacbohiđrat như glucôzơ, tinh bột) (1 điểm)
- Hô hấp là tiền đề của quang hợp vì hô hấp tạo ra năng lượng và khí CO2 cùng hơi nước, tất cả các sản phẩm này đều là nguyên liệu cần thiết cho quá trình quang hợp ở cây xanh. (1 điểm)
3. Rễ cây hấp thụ nitơ ở hai dạng, amôni (dạng khử) và nitrat (dạng ôxi hóa). Tuy nhiên, nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử. Do đó, trong mô thực vật phải xảy ra quá trình khử nitrat (chuyển nitrat thành amôni). (1 điểm).
A. Trắc nghiệm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm)
Câu 1 : Hô hấp sáng của thực vật có sự tham gia của bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Perôxixôm
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : Từ một phân tử glucôzơ, sau đường phân tạo ra bao nhiêu phân tử ATP?
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 3 : Khi nói về hô hấp ở thực vật, điều nào dưới đây là đúng?
A. Có cơ quan chuyên trách
B. Diễn ra rất yếu ở hạt đang nảy mầm
C. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
D. Sản phẩm tạo thành là ôxi và tinh bột
Câu 4 : Năng suất sinh học là gì?
A. Là tổng khối lượng của cây trồng khi ở giai đoạn trưởng thành trên mỗi ha gieo trồng.
B. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. Là tổng chất khô trong các cơ quan có giá trị kinh tế đối với con người.
D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng.
Câu 5 : Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
A. tế bào rễ.
B. tế bào mô giậu.
C. tế bào bao bó mạch.
D. tế bào biểu bì.
Câu 6 : Trong quang hợp của thực vật C3, glucôzơ tạo thành có nguồn gốc trực tiếp từ
A. tinh bột.
B. ribulôzơ – 1, 5 – điphôtphat.
C. axit phôtphoglixêric.
D. alđêhit phôtphoglixêric.
Câu 7 : Bón phân hợp lí được hiểu theo nghĩa nào sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
B. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng
C. Bón đúng nhu cầu của giống, loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây
D. Bón phân phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và mùa vụ
Câu 8 : Có bao nhiêu dạng nitơ khoáng được rễ cây hấp thụ?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9 : Đối với cơ thể thực vật, ion kali không có vai trò nào dưới đây?
A. Điều chỉnh sự đóng mở khí khổng
B. Hoạt hóa enzim
C. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
D. Giúp cân bằng nước và ion
Câu 10 : Mạch gỗ bao gồm
A. quản bào và mạch ống.
B. ống rây và quản bào.
C. ống rây và tế bào kèm.
D. mạch ống và tế bào kèm.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật. (5 điểm)
2. Vì sao để tránh nguy cơ thất thoát nitơ trong đất, chúng ta cần giữ cho đất luôn tơi xốp, có độ thoáng khí cao? (1 điểm)
A. Trắc nghiệm
Câu 1 : D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 2 : C. 2
Câu 3 : C. Xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể thực vật
Câu 4 : B. Là tổng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Câu 5 : C. tế bào bao bó mạch.
Câu 6 : D. alđêhit phôtphoglixêric
Câu 7 : A. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 8 : B. 2 (amôni và nitrat)
Câu 9 : C. Hỗ trợ hoạt động của mô phân sinh
Câu 10 : A. quản bào và mạch ống.
B. Tự luận
1. So sánh hai hình thức hô hấp ở thực vật:
a). Giống nhau:
- Đều sử dụng nguyên liệu là chất hữu cơ (điển hình là glucôzơ) (0,5 điểm)
- Đều trải qua giai đoạn đường phân (xảy ra trong tế bào chất) (1 điểm)
- Đều nhằm mục đích tạo ra năng lượng, cung cấp cho hoạt động sống của thực vật (0,5 điểm)
b). Khác nhau:
(6 ý, mỗi ý đúng và đủ được 0,5 điểm)
2. Khi đất không tơi xốp thì lượng ôxi khuếch tán vào đất sẽ thấp, lúc này các vi sinh vật kị khí trong đó điển hình là vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ có cơ hội phát triển, thực hiện quá trình chuyển hóa nitrat có trong đất thành nitơ phân tử, làm thất thoát lượng lớn nitơ khoáng có trong đất. Do đó, để ngăn chặn tình trạng này, chúng ta cần phải thường xuyên vun xới để đất luôn thoáng khí và tơi xốp. (1 điểm)
Trên đây là Bộ 3 đề thi Sinh 11 học kì 1 năm 2021 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh và quý thầy cô tham khảo.
Tham khảo thêm:
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 3 đề thi Sinh 11 học kì 1 năm 2021 (Có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!