Kì thi học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 3 đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm 2021 (Có đáp án) với nội dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Vật lý lớp 7 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng.
b) Nêu 2 ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế.
Câu 2: (3,0 điểm)
a) Âm phản xạ là gì? Những vật thế nào thì phản xạ âm tốt? Nêu 2 ví dụ vật phản xạ âm tốt.
b) Một người đứng bên trong một phòng rộng lớn héc to một tiếng sau 0,5 giây người đo lại nghe được tiếng vang của mình. Em hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường trong thời gian nghe được tiếng vang. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
Câu 3: (2,5 điểm)
a) Tần số là gì? Nêu đơn vị đo tần số? Âm phát ra càng cao khi nào?
b) Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tính tần số dao động của hai vật.
Câu 4: (2,5 điểm)
a) Hãy nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
b) Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ:
Câu 1: (2,0 điểm)
a) ĐL Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. (1 điểm)
b) Ứng dụng:
- Trồng các cây thẳng hàng. (0,5 điểm)
- Lớp trưởng so hàng thẳng. (0,5 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
a) - Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. (0,5 điểm)
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). (0,5 điểm)
- VD: Mặt gương, tường gạch, ... (0,5 điểm)
b) Quãng đường âm truyền đi và về là: S = v. t = 340. 0,5 = 170 (m) (0,75 điểm)
Khoảng cách từ người đứng đến bức tường là: S’ = 170 : 2 = 85 (m) (0,75 điểm)
Câu 3: (2,5 điểm)
a) - Tần số là số dao động trong 1 giây. (0,5 điểm)
- Đơn vị của tần số là Hec. (0,5 điểm)
- Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. (0,5 điểm)
b) Tần số dao động của vật A: 400/20 = 20Hz (0,5 điểm)
Tần số dao động của vật B: 300/30 = 10Hz (0,5 điểm)
Câu 4: (2,5 điểm)
a) - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màng chắn và lớn bằng vật. (1,0 điểm)
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. (0,5 điểm)
b) Vẽ đúng ảnh (1,0 điểm)
Phần I: Trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau : 0.5đ
Câu 1. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là
A. Dùi trống.
B. Mặt trống.
C. Tang trống.
D. Viền trống.
Câu 2. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm
A. Dây đàn dao động.
B. Mặt trống dao động.
C. Chiếc sáo đang để trên bàn.
D. Âm thoa dao động.
Câu 3. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào
A. Độ căng của mặt trống.
B. Kích thước của dùi trống.
C. Kích thước của mặt trống.
D. Biên độ dao động của mặt trống.
Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là
A. Anh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.
D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.
Câu 5. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn.
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để cho học sinh không bị chói mắt.
D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
Câu 6 Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
A. ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
B. ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Câu 7. Ta nghe được âm to và rõ hơn khi
A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.
B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.
C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.
D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.
Câu 8: Độ cao thấp của âm phụ thuôc vào yếu tố nào cùa âm phát ra ?
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C : Độ to của âm
C. Tốc độ âm phát ra
Phần II: Tự luận
Câu 9:
a, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng 1đ
b, Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng được biểu diễn bởi hình 1? 0,5đ
Câu 10. Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ? : 1,5đ
Câu 11. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho khu Nội Trú em ở : 2đ
Câu 12. Nếu nghe thấy tiếng sét sau 2 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không? “V=340m/s’ :1đ
Phần I: Trắc nghiệm : Mỗi câu 0.5đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ.ÁN | B | C | D | A | D | D | B | B |
Phần II: Tự luận
Câu 9:
a. Tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng chứa tia tới và dường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới. 1đ
b. Dựa vào hình vẽ ta thấy: 0.5
- Tia tới SI,
- Tia phản xạ IR,
- Pháp tuyến IN;
- Góc tới góc SIN = i,
- Góc phản xạ góc NIR = i’.
Câu 10:
Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây, Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém) Ví dụ : mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch.
Câu 11:
(nêu được mỗi biện pháp đúng cho 0,5 điểm)
a.Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên:
- Tác động và nguồn âm
- Ngăn chặn đường truyền âm
- Phân tán âm trên đường truyền
b. HS tự suy nghĩ nêu ra
Câu 12:
V=340m/s ; t = 2s
Ta có : S = v.t = 340x2 = 680 m
Vậy khoảng cách từ nơi phát ra tiếng sét đến tai người nghe là 680m.
Phần I: trắc nghiệm (3 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi:
A. Có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào.
B. Vật đó là nguồn phát ra ánh sáng.
C. Có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
D. Vật đó đặt trong vùng có ánh sáng
Câu 2: Trên ô tô, xe máy người ta thường gắn gương cầu lồi để quan sát các vật ở phía sau mà không dùng gương phẳng vì:
A. Ảnh nhìn thấy ở gương cầu lồi rõ hơn ở gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn ảnh nhìn thấy trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn gương phẳng.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương
Câu 3: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào
A. Độ căng của mặt trống.
B. Kích thước của dùi trống.
C. Kích thước của mặt trống.
D. Biên độ dao động của mặt trống.
Câu 4: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi
A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.
B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.
C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.
D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.
Câu 5: Mặt Trăng ở vị trí nào trong hình 1 thì người đứng ở điểm A trên Trái Đất nhìn thấy nguyệt thực?
A. Vị trí 1
C. Vị trí 3
B. Vị trí 2
D. Vị trí 4
Câu 6: Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn.
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để cho học sinh không bị chói mắt.
D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
Phần II: Tự Luận (7 điểm)
Câu 7: (1,0 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 8: (1,5 điểm) Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ?
Câu 9: (1,5 điểm) Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên?
Câu 10: (1,5 điểm) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và vật BOA đặt trước gương phẳng (hình 2)
Câu 11: (1,5 điểm) Để xác định độ sâu của đáy biển, một tàu neo cố định trên mặt nước và phát ra siêu âm rồi thu lại siêu âm phản xạ sau 1,4 giây. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước biển là 1500m/s. Em hãy tính độ sâu của đáy biển?
Phần I: Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án (0,25đ/1câu) | C | D | D | B | A | D |
Phần II: Tự luận
Câu 7: (1 điểm)
- Tia phản xạ nằm cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. (0,75 điểm)
- Góc phản xạ bằng góc tới. (0,25 điểm)
Câu 8: (1,5 điểm)
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ. (0,25 điểm)
- Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây. (0,5 điểm)
- Những vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). (0,25 điểm)
- Ví dụ: Mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch. (0,5 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên:
- Tác động và nguồn âm: Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi. (0,5 điểm)
- Ngăn chặn đường tryền âm: Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường. (0,5 điểm)
- Phân tán âm trên đường truyền: Treo rèm, trải thảm trong nhà... (0,5 điểm)
Câu 10: (1,5 điểm)
Vẽ đúng mỗi trường hợp cho (0,75 điểm)
Câu 11: (1,5 điểm)
Quãng đường âm trực tiếp tryền đi đến khi tàu thu lại được âm phản xạ
1s → 1500m (0,5 điểm)
1,4s → 1500. 1,4 = 2100m (0,5 điểm)
Vậy độ sâu của đáy biển là: 2100 : 2 = 1050m (0,5 điểm).
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ 3 đề thi Vật lý lớp 7 học kì 1 năm 2021 (Có đáp án) file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!