Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (có đáp án)

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (có đáp án) kèm lời giải chi tiết, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
3.2
3 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và biên soạn dưới đây.

Bộ bài tập trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Câu 1: Đâu không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu hình ảnh.

D. Kí hiệu diện tích.

Câu 2: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

A. Kí hiệu điểm.

B. Kí hiệu đường.

C. Kí hiệu diện tích.

D. Kí hiệu chữ.

Câu 3: Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

A. đọc tên bản đồ.

B. đọc tỉ lệ bản đồ.

C. đọc bảng chú giải.

D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.

Câu 4: Các cách biểu hiện độ cao địa hình là

A. sử dụng kí hiệu đường và thang màu.

B. sử dụng thang màu và đường đồng mức.

C. sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.

D. sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Câu 5: Đường đồng mức là

A. đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

B. đường biểu diễn độ cao của địa hình.

C. đường nối liền các điểm có cùng một độ sâu.

D. đường cắt ngang một quả núi.

Câu 6: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

A. càng dốc 

B. càng thoải

C. càng cao

D. càng cắt xẻ mạnh

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.

Câu 8: Để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu

A. tượng hình 

B. điểm

C. đường   

D. diện tích

Câu 9: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện

A. Ranh giới của một tỉnh

B. Lãnh thổ của một nước

C. Các sân bay, bến cảng

D. Các mỏ khoáng sản

Câu 10: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

A. đường đồng mức.      

B. kí hiệu thể hiện độ cao.

C. phân tầng màu.           

D. kích thước của kí hiệu.

Câu 11: Cho bản đồ sau:

 

Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp

A. đường đồng mức

B. phân tầng màu

C. kí hiệu

D. kẻ gạch.

Câu 12: Cho hình vẽ sau

Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên

A. đỉnh nhọn, sườn dốc.

B. sườn tây dốc, sườn đông thoải.

C. đỉnh tròn, sườn thoải.

D. sườn tây thoải, sườn đông dốc.

Câu 13: Cho bản đồ sau: 

Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

A. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

B. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.

C. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.

D. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.

Đáp án bộ câu hỏi Địa 6 Bài 5 trắc nghiệm: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

=> Kí hiệu hình ảnh không phải là loại kí hiệu thường được sử dụng trên bản đồ

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Các đường giao thông là những đường thẳng kéo dài => sử dụng kí hiệu đường là thích hợp nhất để thể hiện các đường giao thông trên bản đồ.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: C

Lời giải

Để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

đọc bảng chú giải.

Câu 4: 

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Các cách biểu hiện độ cao địa hình là sử dụng thang màu và đường đồng mức.

Câu 5: 

Đáp án cần chọn là: A

Lời giải

Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng một độ cao.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc. Ngược lại, nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó càng thoải.               

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Đặc điểm các đường đồng mức:

- Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.

- Đường đồng mức là đường nối các điểm có cùng độ cao do vậy các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.

- Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Mỗi đường đồng mức thể hiện một trị số về độ cáo khác nhau => do vậy nhận xét các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau là không đúng

Câu 8: 

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Để thể hiện các nhà máy thủy điện (đặt đúng vị trí phân bố) người ta dùng kí hiệu điểm.

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Kí hiệu diện tích có khả năng thể hiện vùng phân bố của đối tượng trên bản đồ (bao phủ một diện tích nhất định).

=> Kí hiệu diện tích thích hợp để thể hiện diện tích lãnh thổ của một nước.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: D

Lời giải

Để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ, người ta thường dựa vào:

- Bảng phân tầng màu (thường dùng ở bản đồ tự nhiên để thể hiện độ cao núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, biển).

- Đường đồng mức.

- Kí hiệu thể hiện độ cao (ví dụ: kí hiệu hình tam giác thể hiện đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m)

=> Nhận xét A, B, C đúng

- Kích thước của kí hiệu không thế hiện độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ,

Câu 11: 

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Quan sát bảng chú giải thể hiện trên bản đồ, để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên người ta chủ yếu sử dụng phương pháp phân tầng màu.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

Quan sát các đường đồng mức ở hình vẽ trên:
 - Sườn phía tây các đường đồng mức có khoảng cách gần nhau thể hiện địa hình có sườn dốc.

- Sườn phía đông các đường đồng mức có khoảng cách cách xa nhau thể hiện địa hình có sườn thoải.

=> Như vậy, ngọn núi trên có đặc điểm sườn tây dốc, sườn đông thoải.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: B

Lời giải

- Quan sát kí hiệu vùng trồng lúa mì ở bảng chú giải: kí hiệu màu cam.

- Vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

- Dựa vào mạng lưới kinh – vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ: màu cam thể hiện chủ yếu ở khu vực giữa hướng bắc và hướng đông => khu vực đông bắc

=> Vùng trồng lúa mì (kí hiệu màu cam) phân bố chủ yếu ở khu vực đông bắc lãnh thổ Trung Quốc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.2
3 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com