Logo

Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á

Tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á (có đáp án) kèm lời giải chi tiết, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải Câu hỏi trắc nghiệm Địa Lý 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Địa Lý.

Bộ 23 bài tập trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á

Câu 1: Cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á là

A. lúa mì.

B. ngô.

C. lúa gạo.

D. lúa mạch.

Câu 2: Cây lương thực nào ở châu Á được trồng ở vùng đất cao, khí hậu khô hơn?

A. Lúa gạo.

B. Lúa mì.

C. Lúa mạch.

D. Kê.

Câu 3: Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Trung Quốc.

D. Ấn Độ.

Câu 4: Quốc gia nào sau đây xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Thái Lan.

D. Việt Nam.

Câu 5: Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu khô hạn của châu Á là

A. dê, cừu.

B. trâu, bò.

C. lợn, gà.

D. lợn, vịt.

Câu 6: Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á là

A. dê, cừu.

B. trâu, gà.

C. lợn, cừu.

D. ngựa, bò.

Câu 7: Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?

A. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

B. Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.

C. Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia.

D. Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.

Câu 8: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Điện tử - tin học.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 9: Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là

A. công nghiệp khai khoáng.

B. công nghiệp luyện kim.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp điện tử.

Câu 10: Công nghiệp sản xuất xuất hàng tiêu dùng phát triển ở các quốc gia, khu vực nào sau đây?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

B. Khu vực Tây Nam Á.

C. Hầu hết các quốc gia.

D. Khu vực Đông Nam Á.

Câu 11: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Điện tử - tin học.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác và chế biến khoáng sản.

Câu 12: Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là

A. công nghiệp khai khoáng.

B. công nghiệp luyện kim.

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp điện tử.

Câu 13: Công nghiệp sản xuất xuất hàng tiêu dùng phát triển ở các quốc gia, khu vực nào sau đây?

A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

B. Khu vực Tây Nam Á.

C. Hầu hết các quốc gia.

D. Khu vực Đông Nam Á.

Câu 14: Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là

A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc.

B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.

C. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Câu 15: Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là

A. trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.

B. sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.

C. sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.

D. trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.

Câu 16: Trong nông nghiệp Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia

A. có sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.

B. xuất khẩu gạo lớn thứ nhất và thứ hai thế giới.

C. trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.

D. sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.

Câu 17: Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là

A. Than đá.

B. Dầu mỏ.

C. Sắt.

D. Crôm.

Câu 18: Dầu mỏ là khoáng sản xuất khẩu quan trọng ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Nam Á.

B. Nam Á.

C. Đông Á.

D. Bắc Á.

Câu 19: Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít. Nguyên nhân do

A. chất lượng nông sản còn thấp.

B. chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước.

C. đây là hai nước đông dân nhất thế giới.

D. nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít.

Câu 20: Ở vùng khí hậu khô hạn loài động vật được nuôi chủ yếu là dê, cừu, ngựa. Nguyên nhân vì

A. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. đặc điểm sinh thái của vật nuôi.

C. tập quán sản xuất.

D. chính sách phát triển chăn nuôi.

Câu 21: Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì

A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.

C. Nguồn nước phong phú.

D. Chính sách phát triển của Nhà nước.

Câu 22: Cây lúa mì được trồng nhiều ở Bắc Trung Quốc. Nguyên nhân chính vì

A. khí hậu khô, lạnh.

B. khí hậu khô, nóng.

C. khí hậu nóng, ẩm.

D. khí hậu lạnh, ẩm.

Câu 23: Chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á do

A. đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn.

B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo.

C. khu vực có các nước theo đạo Hồi

D. dịch bệnh đe dọa triền miên.

Đáp án bộ 23 câu hỏi Địa 8 Bài 8 trắc nghiệm: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á.

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Lúa mì là cây lương thực được trồng ở vùng đất cao, khí hậu khô hơn.

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khô hạn của châu Á là dê, cừu.

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á là trâu, bò, lợn, gà.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Ở hầu hết các nước châu Á đều phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Ở hầu hết các nước châu Á đều phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển cao là: Nhật Bản, Xin-ga-po và Hàn Quốc.

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: C

Giải thích:

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, hiện nay sản xuất lương thực đã đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước. Đây là thành tựu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở hai quốc gia này.

Câu 16:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Trong nông nghiệp Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ nhất, thứ hai thế giới.

Câu 17:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Các nước Tây Nam Á và Trung Á phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Đây là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước này.

Câu 18:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Dầu mỏ là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các nước khu vực Tây Nam Á.

Câu 19:

Đáp án cần chọn là: C​​​​​​​

Giải thích:

Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới, nhu cầu lương thực cho người dân ở các quốc gia này rất lớn. Do vậy sản lương thực sản xuất ra chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ.

Câu 20:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Dê, cừu, ngựa là những động vật ưu khô hạn nên phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu tương đối khô.

Câu 21:

Đáp án cần chọn là: B​​​​​​​

Giải thích:

Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (lượng mưa, độ ẩm lớn), tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn – Hằng,…). Đặc điểm khí hậu và đất đai khu vực này thích hợp với điều kiện sinh thái cây lúa (thích hợp với khí hậu nóng ẩm, đất phù sa màu mỡ).

Câu 22:

Đáp án cần chọn là: A​​​​​​​

Giải thích:

Khu vực Bắc Trung Quốc có khí hậu khô, lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của cây lúa mì nên lúa mì được trồng nhiều ở khu vực này.

Câu 23:

Đáp án cần chọn là: C​​​​​​​

Giải thích:

Các quốc gia ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á chủ yếu theo Hồi giáo, với quan niệm lợn là loài vật bẩn thỉu nên đạo Hồi có tục lệ không ăn thịt lợn. Do vậy đàn lợn không phát triển ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước châu Á các nước châu Á ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com