Logo

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (có đáp án)

Bộ bài tập trắc nghiệm giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (có đáp án). Nội dung được biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm trong bài, rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD lớp 10 đạt hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia sưu tầm và tổng hợp có chọn lọc hay nhất dưới đây.

Bộ 12 bài tập trắc nghiệm công dân 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 1: Những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác được gọi là

A. Chất

B. Lượng

C. Đặc điểm

D. Tính chất

Câu 2: Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Chất

B. Lượng

C. Đặc điểm

D. Tính chất

Câu 3: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng

A. Thống nhất với nhau.

B. Tương tác lẫn nhau.

C. Gắn bó với nhau.

D. Tác động lẫn nhau.

Câu 4: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là

A. Điểm nút

B. Bước nhảy

C. Độ

D. Điểm

Câu 5: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Điểm nút

B. Bước nhảy

C. Độ

D. Điểm

Câu 6: Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Chất bị phá hủy và biến mất.

B. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.

C. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.

D. Chất mới ra đời tồn tại cùng chất cũ.

Câu 7: Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng

A. Tương ứng với chất mới.

B. Lượng mới giảm đi.

C. Lượng tăng lên.

D. Lượng giữ nguyên như cũ.

Câu 8: Câu nào sau đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Đánh bùn sang ao.

B. Mưa dầm thấm lâu.

C. Nhà dột từ nóc.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 9: Trường THCS A có 520 học sinh, trong đó 85% học sinh đạt học lực giỏi, 95% học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Những số liệu trên đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Câu 10: Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Câu 11: Nước đang ở nhiệt độ phòng được đun nóng lên đến 90 độ. Hiện tượng nóng lên này thể hiện sự thay đổi về

A. Chất.

B. Lượng.

C. Độ.

D. Bước nhảy.

Câu 12: Muốn nhanh chóng tiến bộ, trở thành học sinh giỏi, em cần làm gì?

A. Chăm chỉ học tập hàng ngày để tích lũy kiến thức.

B. Đến kì kiểm tra mới học để nhớ tốt hơn.

C. Sử dụng tài liệu khi kiểm tra để đạt điểm cao.

D. Không cần học vẫn có thể thành học sinh giỏi.

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Bài 5 GDCD 10: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 1:

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2:

Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3:

Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:

Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:

Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6:

Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8:

Có công mài sắt, có ngày nên kim: Lượng biến đổi, dần dần nhỏ đi, đến khi đạt đủ yêu cầu, thanh sắt có thể trở thành cây kim → lượng đổi chất đổi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9:

Các số liệu trên đề cập đến quy mô và số lượng học sinh, tỉ lệ học sinh của trường, là biểu thị về mặt Lượng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10:

Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác → mặt chất của sự vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11:

Hiện tượng nóng lên của nước là sự thay đổi về độ của sự vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12:

Muốn nhanh chóng tiến bộ, học sinh cần chăm chỉ học tập hàng ngày để tích lũy kiến thức, tăng sự hiểu biết, đồng thời vượt qua các kì kiểm tra với chất lượng tốt, đạt các điều kiện nêu ra đối với học sinh.

Đáp án cần chọn là: A

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com