Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
4.0
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII có đáp án chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bộ 17 trắc nghiệm Sử Bài 22 lớp 10: Tình hình kinh tế XVI-XVIII

Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nông nghiêp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI

A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại

B. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất

C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra

D. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển

Câu 2. Sau thời kì loạn lạc kéo dài, tình hình nông nghiệp nước ta dần ổn định phát triển trở lại vào thời gian nào?

A. Nửa đầu thế kỉ XVI

B. Nửa cuối thế kỉ XVI

C. Nửa đầu thế kỉ XVII

D. Nửa cuối thế kỉ XVII

Câu 3. Đến thế kỉ XVII, lãnh thổ đất nước ta được mở rộng về phía

A. Tây

B. Bắc

C. Đông

D. Nam

Câu 4. Những nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Nghề làm gốm, sứ, dệt vải lụa

B. Nghề rèn sắt, đúc đồng

C. Nghề làm giấy, làm đồ trang sức

D. Nghề in bản gỗ, làm đồng hồ

Câu 5. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Có nhiều làng nghê thủ công

B. Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

C. Một số thợ giỏi đã họp nhau tại các đô thị, lập phường vừa sản xuất, vừa bán hàng

D. Hàng thủ công của nước ta đã được buôn bán đến nhiều nước

Câu 6. Câu ca sau chứng tỏ điều gì

Đình Bảng bán ấm, bán khay

Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.

A. Sự phát triển của thủ công nghiệp

B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới

C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển

D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa

Câu 7. Điểm mới thể hiện sự phát triển của thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Xuất hiện các chợ họp theo phiên

B. Xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của các vùng

C. Thợ thủ công đem hàng đến các đô thị, cảng thị buôn bán

D. Có sự giao lưu buôn bán với một số nước trong kv

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngoại thương ở nước ta phát triển mạng mẽ trong các thế kỉ XVI – XVIII là gì?

A. Do sự phát triển giao lưu buôn bán trên thế giới và chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn

B. Do sản phẩm thủ công ngày càng nhiều đã thu hút các thương nhiên nước ngoài đến buôn bán

C. Do nước ta có nhiều cửa biển thuận lợi cho việc giao thương

D. Do chính quyền Trịnh, Nguyễn đánh thuế nhẹ đối với các thương nhân nước ngoài

Câu 9. Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu

B. Đàng Trong đã hình thành các thương cảng lớn nhất đất nướca

C. Sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài

D. Sự ra đời của những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu

Câu 10. Từ giữa thế kỉ XVIII, ngoại thương nước ta dần suy yếu vì

A. Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chới, hưởng thụ

B. Chúa Trịnh, chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương do tình hình chính trị

C. Chính sách thuế khóa ngày càng phức tạp, quan lại sách nhiễu

D. Bị cạnh tranh bởi các nước trong kv

Câu 11. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Phố Hiến (Hưng Yên)

B. Hội An (Quảng Nam)

C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

D. Kinh Kì (Kẻ Chợ)

Câu 12. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất Đàng Trong là

A. Hội An (Quảng Nam)

B. Nước Mặn (Bình Định)

C. Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh)

D. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)

Câu 13: Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào trong tay ai?

A. Nông dân.

B. Tầng lớp địa chủ, quan lại.

C. Nhà nước phong kiến.

D. Toàn dân.

Câu 14: Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình ruộng đất ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?

A. Ruộng đất cả hai Đàng đều mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

B. Ruộng đất Đàng Ngoài mở rộng hơn Đàng Trong.

C. Ruộng đất Đàng Trong mở rộng, Đàng Ngoài bị thu hẹp.

D. Ruộng đất cả hai Đàng đều thu hẹp.

Câu 15: Vì sao vào các thế ki XVI - XVII, ở nước ta có sự hình thành và hưng khởi của các đô thị?

A. Do nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.

B. Do sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

C. Do thương nhân nước ngoài vào nước ta quá nhiều.

D. Do chính sách mở cửa của các chúa Trịnh, Nguyễn.

Câu 16: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng, nông dân phải rời bỏ ruộng đồng, xóm làng đi lang thang kiếm sống. Đó là tình hình kinh tế:

A. ở Đàng Trong.

B. ở Đàng Ngoài.

C. ở cả hai Đảng.

D. thời chúa Nguyễn.

Câu 17: Cho các sự kiện:

1. Toàn bộ phần đất còn lại của Chăm-pa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.

2. Nguyễn Phúc Tần mở rộng cương giới đến sông Phan Rang.

3. Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai, thiệt lập xã, thôn, phường, ấp, khai khẩn đất hoang, lập thêm dinh Trấn Biên và Phiên Trấn, đặt ra phủ Gia Định để quản lí.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 1,3.

B. 2, 3, 1.

C. 3, 1,2.

D. 3, 2, 1.

Đáp án bộ 17 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII

1.d 2.d 3.d 4.d 5.c 6.c 7.b 8.a 9.a 10.c

11.d 12.a 13.b 14.a 15.b 16.b 17.a

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải câu hỏi trắc nghiệm Sử 10 Bài 22: Tình hình kinh tế XVI-XVIII có đáp án chi tiết, đầy đủ nhất file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Đánh giá bài viết
4.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com