Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
3.5
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (có đáp án) được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Bộ 36 trắc nghiệm Sử Bài 19 lớp 11: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

A. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858)

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là 

A. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền 

B. Là vùng tự trị của Trung Hoa 

C. Là một quốc gia tự do 

D. Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Câu 2: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

A. Công nghiệp Việt Nam không phát triển

B. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn

C. Chính sách cấm đạo

D. Nông nghiệp không phát triển

Câu 3: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất 

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam 

D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Câu 4: Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

A. Tằm thực 

B. Đánh vào tâm lí giặc 

C. Đánh thần tốc 

D. Vườn không nhà trống

Câu 5: Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?

A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 

B. Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp 

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Câu 6: Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất?

A. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất.

B. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng.

C. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông.

D. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định.

Câu 7: Thực dân Pháp sử dụng duyên cớ gì để tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Bảo vệ những người theo đạo Thiên chúa trước chính sách cấm đạo giết đạo của nhà Nguyễn

B. Triều đình Nguyễn từ chối quốc thư của chính phủ Pháp 

C. Triều đình Nguyễn bế quan tỏa cảng với người Pháp 

D. Triều Nguyễn trục xuất những người Pháp ở Việt Nam

Câu 8: Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

A. Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào 

B. Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh 

C. Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh 

D. Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh

Câu 9: Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là

A. Tập trung phát triển các hoạt động nội thương. 

B. Nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự.

C. Không giao thương với thương nhân phương Tây 

D. Cấm buôn bán vũ khí chiến tranh.

Câu 10: Vì sao trong cuộc chạy đua với các nước tư bản phương Tây, tư bản Pháp lại có thể “bám sâu” được vào Việt Nam?

A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa với Việt Nam từ lâu đời 

B. Thực dân Anh đang bận rộn xâm chiếm Ấn Độ 

C. Vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp ở Việt Nam 

D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn

Câu 11: Vì sao có thể khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu lịch sử?

A. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường của tư bản Pháp trong khi Việt Nam lại đáp ứng được yêu cầu đó 

B. Do chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng 

C. Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo giết đạo 

D. Do sự giàu có về tài nguyên của Việt Nam

Câu 12: Sự khác biệt về kẻ thù, tiềm lực đất nước của Việt Nam cuối thế kỉ XIX so với các thế kỉ XI đến XIII đã có tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp?

A. Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là tất yếu  

B. Việt Nam đứng vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp 

C. Việt Nam có đủ khả năng để đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp 

D. Sự thất bại tất yếu của cuộc kháng chiến

Câu 13: Thách thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là

A. Tiến hành cải cách hay thủ cựu 

B. Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây 

C. Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong 

D. Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Câu 14: Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc?

A. “Bế quan tỏa cảng”

B. “Cấm đạo”

C. “Đối ngoại”

D. “Cấm khai khẩn đất hoang”

Câu 15: Nông nghiệp nước ta giữa thế kỉ XIX như thế nào?

A. Sa sút

B. Có bước phát triển

C. Nhà Nguyễn nắm độc quyền

D. Ruộng đất được chia cho người dân

B. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862

Câu 1: Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang 

A. Đánh chắc tiến chắc 

B. Chinh phục từng gói nhỏ 

C. Đánh phủ đầu 

D. Chinh phục từng địa phương

Câu 2: Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1960) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?

A. Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán 

B. Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp 

C. Tập trung lực lượng đánh Pháp 

D. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước

Câu 3: Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân Pháp đã có hành động gì?

A. Đem quân đánh chiến Bắc Kì

B. Đem quân đánh chiến các tỉnh Tây Nam Kì

C. Kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta

D. Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất

Câu 4: Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những khu vực nào?

A. Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. 

B. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. 

C. Biên Hòa, Hà Tiên. Định Tường vào đảo Côn Lôn. 

D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 5: Đâu không phải lý do thực dân Pháp tấn công Gia Định vào năm 1859?

A. Chiếm được Nam Kì sẽ cắt đứt được con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn 

B. Làm bàn đạp tấn công sang Campuchia, làm chủ vùng lưu vực sông Mê Công 

C. Thực dân Anh đang ngấp nghé muốn Gia Định để tạo thành trục giao thông Hương Cảng- Gia Định- Xingapo

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân ở Gia Định yếu hơn so với Đà Nẵng

Câu 6: Tại sao sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

A. Vì trong thành không có lương thực 

B. Vì trong thành không có vũ khí 

C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt 

D. Vì các đội dân binh của Việt Nam ngày đêm bám sát và tiêu diệt

Câu 7: Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam  

B. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân 

C. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam 

D. Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân 

B. Lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp 

C. Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù 

D. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 9: Sai lầm lớn nhất của triều đình Nguyễn ở mặt trận Gia Định (1860) là gì?

A. Không tổ chức phản công tiêu diệt giặc mà xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ 

B. Huy động quân đội và nhân dân gấp rút xây dựng Đại đồn Chí Hòa để làm chỗ dựa phản công 

C. Tổ chức cho quân đội và nhân dân cùng kháng chiến chống thực dân Pháp 

D. Thương thuyết và xin giảng hòa với thực dân Pháp vì sợ dân phải “đổ máu”

Câu 10: Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

A. Trương Định 

B.  Nguyễn Trung Trực

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Dương Bình Tâm

C. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862

Câu 1: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất?

A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất 

B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long 

C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất 

D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp

Câu 2: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì. 

B. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị 

C. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì 

D. Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Câu 3: Ngày 20-6-1867 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện. 

B. Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn. 

C. Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì. 

D. Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất.

Câu 4: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo 

B. Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp 

C. Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam 

D. Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì

Câu 5: Đâu không phải lý do đến năm 1867 thực dân Pháp mới tiến hành chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Quân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm Campuchia 

B. Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô 

C. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì phát triển buộc Pháp phải chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục 

D. Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Trung Quốc

Câu 6: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?

A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. 

B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. 

C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. 

D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

Câu 7: Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

A. Khởi nghĩa của Trương Định 

B. Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm 

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân 

D. Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy

Câu 8: Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

A. Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng 

B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn  

C. Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo 

D. Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Câu 9: Việc triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nhận thức của các văn thân, sĩ phu?

A. Dẫn đến sự phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa 

B. Gây ra mâu thuẫn giữa trung quân - ái quốc 

C. Tạo điều kiện để các sĩ phu tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập một chế độ mới tiến bộ 

D. Dẫn đến phản ứng bất mãn với triều đình phong kiến

Câu 10: Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?

“Trong Nam tên nổi như cồn,

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.

Dấu đạn bay rêm tàu bạch quỷ,

Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,

Cái ấn Bình Tây đất vội chôn.”

A. Nguyễn Đình Chiểu 

B. Nguyễn Trung Trực 

C. Trương Định 

D. Nguyễn Hữu Huân

Câu 11: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?

A. Hiệp ước Patơnốt 1884

B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874

D. Hiệp ước Hácmăng 188

Đáp án bộ 36 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược

A. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858)

1.A 2.B 3.C 4.D 5.A 6.B 7.A 8.D 9.C 10.C 11.A 12.B 13.B 14.B 15.A

B. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862

1.B 2.A 3.C 4.A 5.D 6.D 7.A 8.C 9.A 10.B

C. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862

1.B 2.A 3.A 4.D 5.D 6.B 7.A 8.A 9.B 10.C 11.B

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ 36 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    Có thể bạn quan tâm
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com