Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo ngay Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (có đáp án) được đội ngũ chuyên gia biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nhất dưới đây.
Câu 1: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi đặt tên nước là gì?
A. Đại Việt
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Nam.
D. Đại Ngu
Câu 2: Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
A. Đinh Toàn.
B. Thái hậu Dương Vân Nga.
C. Lê Hoàn.
D. Đinh Liễn.
Câu 3: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép vua Đinh Nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, quan lại trong triều đình ủng hộ Lê Hoàn lên ngôi.
Câu 4: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 5: Trận đánh lớn nhất trong cuộ kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:
A. Trận Chi Lăng.
B. Trận Đồ Lỗ
C. Trận Bạch Đằng
D. Trận Lục Đầu.
Câu 6: Tình hình Nho giáo dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nho giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ.
B. Nho giáo vẫn chưa được du nhập vào nước ta.
C. Vua Lê ban hành chính sách cấm đạo Nho.
D. Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa anh hưởng đáng kể.
Câu 7: Tôn giáo nào phổ biến nhất dưới thời tiền Lê?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 8: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?
A. Biểu thị ý quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
B. Làm cho nhà Tống và cách triều đại phong kiến sau này của Trung Quốc không dám xâm lược nước ta một lần nữa.
C. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của nước Đại Cồ Việt.
D. Quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập, tự chủ.
Câu 9: Tình hình bang giao Việt – Tống dưới thời tiền Lê như thế nào?
A. Nhà Tống vẫn tiếp tục gây hấn, cho quân xâm lược Đại Cồ Việt.
B. Nhà tiền Lê cắt đứt quan hệ bang gia với nhà Tống.
C. Quan hệ bang giao Việt – Tống nhìn chung tốt đẹp, hòa hảo.
D. Nhà Tống phải kiên nể, thần phục Đại Cồ Việt.
Câu 10 : Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là:
A. Châu – Phủ - Lộ
B. Phủ - Huyện – Châu
C. Châu – huyện – xã
D. Lộ - Phủ - Châu
Câu 11: Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?
A. Đại Cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
Câu 12: Triều đại phong kiến nào nối tiếp nhà Đinh?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Tiền Lê.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hậu Lê.
Câu 13: Thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của
A. Làng xã
B. Nông dân
C. Địa chủ
D. Nhà nước
Câu 14: Tầng lớp thống trị thời Đinh- Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?
A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến
B. Vua, quan lại, một số nhà sư
C. Vua, quan lại trung ương và địa phương
D. Vua, quan lại, thương nhân
Câu 15: Thời Đinh – Tiền Lê, những bộ phận nào thuộc tầng lớp bị trị?
A. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ
B. Địa chủ cùng một số thứ sử các châu
C. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ, nô tì
D. Thợ thủ công và thương nhân cùng một số nhà sư
Câu 16: Quân Tống do ai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta?
A. Ô Mã Nhi.
B. Triệu Tiết.
C. Hoằng Tháo.
D. Hầu Nhân Bảo.
Câu 17: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô?
A. Hoa Lư có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc tập trung dân cư
B. Hoa Lư là có địa hình cao, cư dân ít chịu ảnh hưởng của lụt lội
C. Hoa Lư vừa là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh, địa hình hiểm trợ, thuận lợi cho việc phòng thủ đất nước
D. Hoa Lư là nơi tập trung nhiều nhân tài, có thể giúp vua xây dựng đất nước
Câu 18: Đâu không phải là nguyên nhân các tướng lĩnh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua?
A. Ông là người có tài năng và uy tín trong triều đình nhà Đinh
B. Vua Đinh còn quá nhỏ không đủ khả năng lãnh đạo đất nước
C. Quân Tống đang lăm le xâm lược Đại Cồ Việt
D. Do sự ủng hộ của thái hậu Dương Vân Nga
Câu 19: Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?
A. Vừa đảm bảo sản xuất nông nghiệp, vừa bảo vệ được an ninh quốc phòng.
B. Đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động sản xuất
C. Tạo ra những phên dậu bảo vệ triều đình từ xa
D. Giảm được chi phí nuôi quân đôi của triều đình
Câu 20: Hành động sai sứ sang Trung Quốc trao trả tù binh và đặt lại quan hệ bang giao của Lê Hoàn sau khi kháng chiến chống Tống thắng lợi thể hiện điều gì?
A. Thể hiện vị thế của Đại Cồ Việt so với Tống
B. Thể hiện tinh thần nhân đạo, thiện chí hòa bình của Đại Cồ Việt
C. Thể hiện sự nhu nhược trong hoạt động ngoại giao của Lê Hoàn
D. Thể hiện sự kiên định, không run sợ trước kẻ thù
Câu 21: Kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh được tư tưởng trọng nông của nhà Đinh - Tiền Lê?
A. Mở rộng buôn bán với nhà Tống.
B. Tổ chức lễ cày Tịch điền.
C. Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang.
D. Chú trọng thủy lợi.
Câu 23: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác so với nhà Ngô?
A. Hoàn thiện chặt chẽ, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay nhà vua
B. Xuất hiện vai trò của các nhà sư và nhà nho
C. Cồng kềnh với nhiều quan chức hơn
D. Tiếp tục được hoàn thiện, chặt chẽ hơn, quyền lực tập trung trong tay nhà vua lớn hơn
Câu 24: Lý do chính khiến các nhà sư được trọng dụng dưới thời Đinh- Tiền Lê là gì?
A. Quan lại chưa có nhiều.
B. Đạo Phật ảnh hưởng sâu rộng và các nhà sư là người có học vấn uyên bác nhất trong xã hội
C. Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn.
D. Nho giáo bị hạn chế phát triển trong xã hội.
Câu 25: Nhà sư nào đã cải trang làm người lái đò chở sứ giả Lý Gác nhà Tống qua sông và là tác giả của 4 câu thơ dưới đây khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước? ”Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh”
A. Thiền sư Vạn Hạnh.
B. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận.
C. Thiền sư Khuông Việt.
D. Thiền sư Phù Trì.
1.B 2.C 3.B 4.D 5.C 6.D 7.A 8.B 9.C 10.D 11.A 12.B
13.A 14.B 15.C 16.D 17.C 18.D 19.A 20.B 21.A 22.A 23.A 24.B 25.B
►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Bài tập trắc nghiệm Sử 7 Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.