Logo

Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam (có đáp án)

Tổng hợp bộ bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam (có đáp án). Nội dung bám sát kiến thức trọng tâm, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh ôn tập hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Sử.

Bộ 15 trắc nghiệm Sử Bài 28 lớp 8: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam

Câu 1: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện  

B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển  

C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng 

D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 2: Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

A. Nguyễn Lộ Trạch  

B. Nguyễn Trường Tộ  

C. Bùi Viện  

D. Phạm Phú Thứ

Câu 3: Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là

A. Thời vụ sách  

B. Bình Ngô sách  

C. Dương vụ  

D. Canh tân

Câu 4: Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là

A. Quan lại, sĩ phu yêu nước  

B. Nông dân  

C. Bình dân thành thị  

D. Tư sản

Câu 5: Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Đất nước khủng hoảng  

B. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam  

C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu  

D. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển

Câu 6: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu  

B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ  

C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX  

D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam

Câu 7: Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện chủ yếu do nguyên nhân nào?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 8: Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?

A. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống  

B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.  

C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước  

D. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục

Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến  

B. Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng  

C. Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi  

D. Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 10: Phát biểu ý kiến của anh(chị) về nhận định: Nếu Việt Nam tiến hành cải cách thì sẽ thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa và trở thành nước Nhật thứ hai

A. Đúng vì cải cách là cách duy nhất để Việt Nam thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa  

B. Không đúng vì Việt Nam không có những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cải cách thành công  

C. Đúng vì Nhật Bản và Xiêm đã thực hiện và thành công  D. Sai vì lúc này thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam

Câu 11: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

   A. Cải cách kinh tế, xã hội

   B. Cải cách duy tân

   C. Chính sách ngoại giao mở cửa

   D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Câu 12: Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?

   A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.

   B. Cải cách duy tân đất nước.

   C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.

   D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu 13: Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?

   A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

   B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoan và khai thác mỏ.

   C. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

   D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Câu 14: Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?

   A. Chưa hợp thời thế.

   B. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài.

   C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

   D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi.

Câu 15: “ Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?

   A. Cuối thế kỉ XVIII

   B. Đầu thế kỉ XIX

   C. Giữa thế kỉ XIX

   D. Cuối thế kỉ XIX

Đáp án bộ 15 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam

Câu 1:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 2:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...

Câu 3:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước

Câu 4:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách

Câu 5:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Những cơ sở dẫn tới sự ra đời của trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX bao gồm:

- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế- chính trị- xã hội

- Thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng quá trình xâm lược Việt Nam

- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh của các văn thân, sĩ phu

=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa...của nhà nước phong kiến

Câu 6:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa:

- Thể hiện lòng yêu nước, thương dân của các văn thân, sĩ phu khi dám vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét để đưa ra những đề nghị cải cách

- Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạc hậu

- Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

=> Loại trừ đáp án D: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì này chưa du nhập vào Việt Nam nên chưa thể khẳng định phương thức kinh tế này phát triển do tác động của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 7:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:

- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)

- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi

- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 8:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Hạn chế của các đề nghị cải cách ở Việt Nam trong nửa cuối thế kỉ XIX:

- Mang tính rời rạc, lẻ tẻ, rời rạc, thiếu tính hệ thống (mỗi người lại đề ra một

giải pháp trên một lĩnh vực mà không có tính đồng bộ)

- Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong nên đưa ra những giải pháp thiếu tính khả thi

- Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 9: 

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

Câu 10:

Đáp án cần chọn là: B

Giải thích:

Nhận định trên là không chính xác vì tại thời điểm giữa thế kỉ XIX Việt Nam không có đầy đủ những điều kiện cơ bản đảm bảo cho cuộc cải cách diễn ra thành công:

- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được

- Xã hội bất ổn, phong trào đấu tranh chống triều đình dâng cao

- Triều đình Nguyễn bạc nhược, bảo thủ, khước từ những cải cách duy tân

- Thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam nên những cải cách khó lòng thực hiện được

Câu 11:

Đáp án cần chọn là: D

Giải thích:

Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thuế khóa nặng nề, đàn áp các phong trào trên cả nước. Tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao đóng cửa, lạc hậu, làm cho nền kinh tế kém phát triển.

Câu 12:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Trang 134, mục I

Câu 13:

Đáp án cần chọn là: A

Giải thích:

Trang 135, mục II

Câu 14:

Đáp án cần chọn là: D​​​​​​​

Giải thích:

Trang 136, mục III

Câu 15:

Đáp án cần chọn là: D​​​​​​​

Giải thích:

Đoạn văn mô tả xã hội nửa cuối thế kỉ XIX, trang 134, mục I

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Sử 8 Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam ngắn gọn, hay nhất file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com