Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) có đáp án được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.
Câu 1. Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
A. ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng của ta.
B. ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
C. ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.
D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng
Câu 2. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946).
B. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946).
C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946).
D. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chính thức bắt đầu từ lúc nào?
A. Cuối tháng 11/1946.
B. 18/12/1946.
C. 19/12/1946.
D. 12/12/1946.
Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điểm nào?
A. Sáng 19/12/1946.
B. Trưa 19/12/1946.
C. Chiều 19/12/1946.
D. Tối 19/12/1946.
Câu 5. Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tin của dân tộc, đó là ý nghĩa của văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Câu 6. Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. A và B đúng.
Câu 7. Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
A. Kháng chiến toàn diện.
B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.
C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 8. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến biểu hiện ở điểm nào?
A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta
B. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là tự vệ chính nghĩa.
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.
Câu 9. Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở điểm nào?
A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.
B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta
Câu 10. Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: Quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao. Vậy chủ yếu là quyết định của mặt trận nào?
A. Quân sự.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Ngoại giao.
Câu 11. Vì sao Đảng ta chủ trương kháng chiến lâu dài?
A. So sánh tương quan lực lượng lúc đầu giữa ta và địch, địch mạnh hơn ta gấp bội.
B. Ta muốn dùng chiến thuật chiến tranh du kích.
C. Ta muốn huy động sức mạnh toàn dân.
D. A, B và C đúng.
Câu 12. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trường Chinh,
C. Phạm Văn Đồng.
D. Võ Nguyên Giáp.
Câu 13. Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?
A. Hà Nội.
B. Nam Định,
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Câu 14. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài, toàn dân toàn diện.
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.
Câu 15. Ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài gì?
A. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển (cơ quan, máy móc...)
B. Tiến hành “tiêu thổ để kháng chiến”
C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá)
D. A, B và C đúng
Câu 16. Vì sao Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc?
A. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khoá chặt biên giới Việt - Trung.
B. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh.
D. A, B và C đúng.
Câu 17. Cuộc tiến công Việt Bắc của địch 1947 diễn ra trong mấy ngày?
A. 55 ngày đêm.
B. 65 ngày đêm.
C. 75 ngày đêm.
D. 85 ngày đêm.
Câu 18. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng cỏ lợi cho cuộc kháng chiến của ta.
B. Bộ đội của ta được trường thành lên trong chiến đấu.
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch.
D. Bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 19. Thắng lợi đó đã chứng minh sự đúng đắn đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đau sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lọi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.
B. Chiến dịch Biên Giới 1950.
C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 20. Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì?
A. Dựa vào bọn Việt gian phản động để chống lại ta.
B. Tăng viện binh từ bên Pháp sang để giành thế chủ động.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. Bình định mở rộng địa bàn chiếm đóng.
Câu 21. Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947) thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là:
A. Thắng lợi về kinh tế - chính trị.
B. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao.
C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục.
D. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao.
Câu 22. Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?
A. 5/1950.
B. 6/1950.
C. 7/1950
D. 8/1950
Câu 23. Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là:
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc
C. Lào.
D. Cam-pu-chia
Câu 24. Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B
A | B |
1. 17/2/ 1947 | a. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta |
2. 7/10/1947 | b. Trung đoàn Thủ đô được thành lập |
3. 20/11/1946 | c. Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến |
4. 18/12/1946 | d. Địch tấn công Việt Bắc |
5. 19/12/1947 | e. Chiến dịch Việt Bắc chấm dứt |
6. Tối 19/12/1946 | f. Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn |
7. 14/1/1950 | g. Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước |
8. 7/1950 | h. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra chủ trương cải cách giáo dục |
Câu 25. Hãy chọn ở cột B những câu trả lời thích hợp cho cột A
A | B |
1. Giải quyết khó khăn về kinh tế | a. “Tuần lễ vàng” Quỹ độc lập”. |
b. "Ngày đồng tâm" | |
c. "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất nhanh! Tăng gia sản xuất nữa!" | |
d. Phát hành tiền giấy bạc Việt Nam (31/1/1946) | |
2. Giải quyết khó khăn về tài chính | e. Nhận tiêu tiền "Quan kim" "Quốc tệ" của Tưởng. |
g. Thực hiện giảm tô 25%. | |
h. Khoán ruộng đất cho nông dân cày cấy. | |
i. Lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. |
1.D 2.D 3.C 4.D 5.A 6.C 7.D 8.B 9.A 10.A
11.D 12.B 13.A 14.C 15.D 16.D 17.C 18.D 19.A 20.C
21.B 22.C 23.B 24.(1.b, 2.d, 3.f, 4.a, 5.e, 6.c, 7.g, 8.h) 25.1(b, c, g) 2.(a ,b)
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đáp án bộ 25 bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) file PDF hoàn toàn miễn phí.