Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm Sinh 10 Bài 31: Virut gây bệnh - Ứng dụng của virut trong thực tiễn có đáp án chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.
Câu 1: Khi nói về biện pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tiêm vacxin phòng bệnh định kì
B. Khi truyền máu không cần phải xét nghiệm
C. Vệ sinh các dụng cụ y tế
D. Tiêm vacxin phòng bệnh cho gia cầm
Câu 2: Virut là một dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc vì
A. Bộ gen của virut chỉ có một sợi ADN hoặc ARN
B. Có cấu tạo đơn giản
C. Kích thước siêu nhỏ và không có thành tế bào
D. Tổng hợp các thành phần cấu tạo phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào chủ
Câu 3: Loại tế bào nào sau đây virut H5N1 không kí sinh?
A. Tế bào của chim
B. Tế bào của cây lúa
C. Tế bào của gà
D. Tế bào của vịt
Câu 4: Khi nói về virut, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 5: Phago kí sinh ở E. coli là loại virut thuộc nhóm
A. Virut kí sinh ở vi sinh vật
B. Virut kí sinh ở thực vật
C. Virut kí sinh ở người và động vật
D. Virut kí sinh ở côn trùng
Câu 6: Virut kí sinh ở thực vật lan sang các tế bào khác thông qua
A. Các khoảng gian bào
B. Màng lưới nội chất
C. Cầu sinh chất
D. Hệ mạch dẫn
Câu 7: Thành phần nào sau đây được xem là bộ gen của virut?
A. ADN
B. ARN, protein
C. ADN hoặc ARN
D. Nucleoxom
Câu 8: Dựa vào vật chủ mà virut kí sinh, người ta chia virut thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm
B. 3 nhóm
C. 4 nhóm
D. 5 nhóm
Câu 9: Khi nói về cấu trúc và sự nhân lên của HIV, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 10: Điều nào sau đây không đúng về gen IFN?
A. Tế bào của người có gen IFN
B. Hệ gen của phago λ không chứa gen IFN
C. Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut
D. Trong sản xuất inteferon, người ta gắn gen IFN vào hệ gen của vi khuẩn
Câu 11: Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?
A. Nhờ vật trung gian truyền bệnh
B. Nhờ enzym lizozim hòa tan thành tế bào
C. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
D. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào
Câu 12: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống những bệnh virut ở người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virut
Câu 13: Virut gây bệnh ở thực vật thường tự nó không thể xâm nhập vào tế bào thực vật vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Tế bào thực vật không có màng lipit kép và protein
B. Tế bào thực vật có thành xenlulozo có cấu trúc bền vững
C. Kích thước tế bào thực vật quá lớn
D. Tế bào thực vật không có thụ thể đặc hiệu
Câu 14: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut
C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng
D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng
Câu 15: Bệnh nào sau đây không phải là do virut gây ra?
A. Cúm
B. Viêm não Nhật Bản
C. Lang ben
D. Viêm gan B
Câu 16: Virut kí sinh ở côn trùng là
A. Virut có vật chủ là côn trùng
B. Bám trên cơ thể côn trùng
C. Chỉ kí sinh ở côn trùng
D. Cả B và C
Câu 17: Inteferon có những khả năng nào sau đây?
A. Chống virut
B. Chống tế bào ung thư
C. Tăng cường khả năng miễn dịch
D. Cả A, B và C
Câu 18: Cho các tính chất sau
Có bao nhiêu tính chất là của inteferon?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 19: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật?
A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật
B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật
C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật
D. Cả A, B và C
Câu 20: Giả sử có một số người có gen kháng virut nên không bị mắc một số bệnh do virut gây ra. Khi nói về hiện tượng trên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp một số kháng thể gây bất hoạt virut
B. Các kháng thể của những người này có gen kháng virut có thể có khả năng liên kết đặc hiệu với protein của vỏ virut gây trung hòa virut
C. Gen kháng virut ở những người này có khả năng tiêu diệt được tất cả các loại virut khi xâm nhập vào tế bào
D. Gen kháng virut ở những người này có thể quy định tổng hợp các loại protein trên màng tế bào làm biến đổi thụ thể trên bề mặt tế bào
Câu 21: Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?
A. Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
B. Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
C. Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định; chế phẩm này được sử dụng làm thuốc trừ sâu
D. Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut
Câu 1.B
Câu 2.C
Câu 3.B
Câu 4.B
Câu 5.A
Câu 6.C
Câu 7.C
Câu 8.B
Câu 9.B
Câu 10.D
Câu 11.D
Câu 12.A
Câu 13.B
Câu 14.D
Câu 15.C
Câu 16.A
Câu 17.D
Câu 18.B
Câu 19.C
Câu 20.C
Câu 21.C
►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31: Virut gây bệnh - Ứng dụng của virut trong thực tiễn có đáp án chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.