Chúng tôi xin giới thiệu Bộ 35 bài tập trắc nghiệm Sinh 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã có đáp án, được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chọn lọc hay nhất. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo dưới đây.
Câu 1: Quần xã là
A. Một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
B. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
D. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
Câu 2: Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. Làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
B. Làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
C. Làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. Giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
Câu 3: Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật?
A. Các con dế mèn trong một bãi đất
B. Các con cá trong một hồ tự nhiên
C. Các con hổ trong một khu rừng
D. Các con lươn trong một đầm lầy
Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
B. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
C. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
Câu 5: Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng trong quần xã có các nội dung sau:
Số nội dung đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 6: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện
A. Độ nhiều
B. Độ đa dạng
C. Độ thường gặp
D. Sự phổ biến
Câu 7: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
B. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
C. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
D. Mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
Câu 8: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loại cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân do:
A. Cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. Cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. Cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 9: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. Cỏ bợ
B. Trâu, bò
C. Sâu ăn cỏ
D. Bướm
Câu 10: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho
A. Số lượng cá thể nhiều
B. Sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. Có khả năng tiêu diệt các loài khác
D. Số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
Câu 11: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. Cá rô phi và cá chép.
B. Chim sâu và sâu đo
C. Ếch đồng và chim sẻ.
D. Tôm và tép.
Câu 12: Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có
A. Sự phân bố theo chiều ngang
B. Đa dạng sinh học cao
C. Đa dạng sinh học thấp
D. Nhiều cây to và động lực lớn
Câu 13: Biểu hiện của sự phân li ở sinh thái ở các loài trong quần xã là
A. Mỗi loài ăn 1 loại thức ăn riêng
B. Mỗi loài kiếm ăn ở 1 vị trí riêng
C. Mỗi loài kiến ăn vào một thời điểm riêng trong ngày
D. Cả A, B và C
Câu 14: Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. Thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu
B. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao
C. Thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu khác nhau của con người
D. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao
Câu 15: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng
A. Cạnh tranh giữa các loài
B. Khống chế sinh học
C. Cạnh tranh cùng loài
D. Đấu tranh sinh tồn
Câu 16: Một quần xã ổn định thường có
A. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
B. Số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
D. Số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 17: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh
D. Vì tuy có số sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh
Câu 18: Hiện tượng khống chế sinh học đã
A. Làm cho một loài bị tiêu diệt
B. Đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
C. Làm cho quần xã chậm phát triển
D. Mất cân bằng trong quần xã
Câu 19: Quan hệ ức chế cảm nhiễm là
A. Cú và chồn hoạt động vào ban đêm để bắt chuột.
B. Hổ ăn thịt thỏ, bò ăn cỏ.
C. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, chim.
D. Phong lan sống bám vào thân cây khác.
Câu 20: Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế - cảm nhiễm là
A. Loài này kìm hãm sự phát triển của loài khác
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học
D. Thể hiện mối quan hệ cạnh tranh
Câu 21: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác loài kìm hãm là hiện tượng
A. Cạnh tranh giữa các loài
B. Khống chế sinh học
C. Cạnh tranh cùng loài
D. Đấu tranh sinh tồn
Câu 22: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. Mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày
D. Cạnh tranh khác loài
Câu 23: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
A. Tỉ lệ nhóm tuổi
B. Tỉ lệ tử vong
C. Tỉ lệ đực - cái
D. Độ đa dạng
Câu 24: Ý nghĩa của mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi đối với sự tiến hóa của các loài trong quần xã sinh vật là:
A. Vật ăn thịt là động lực phát triển của con mồi vì vật ăn thịt là tác nhân chọn lọc của con mồi
B. Con mồi là điều kiện tồn tại của vật ăn thịt vì nó cung cấp chất dinh dưỡng cho vật ăn thịt
C. Mối quan hệ này đảm bảo cho sự tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái
D. Các loài trong mối quan hệ này mặc dù đối kháng nhau nhưng lại có vai trò kiểm soát nhau, tạo động lực cho sự tiến hóa của nhau
Câu 25: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm hình thành địa y?
A. Hải quỳ
B. Vi khuẩn lam
C. Rêu
D. Tôm
Câu 26: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
Câu 27: Độ đa dạng của quần xã sinh vật thể hiện ở:
A. Số lượng cá thể tồn tại trong quần thể.
B. Số lượng cá thể trong quần thể nhiều hay ít.
C. Số lượng loài phong phú trong quần xã
D. Ưố lượng quần thể trong quần xã nhiều hay ít.
Câu 28: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?
A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh
B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp
C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt
D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp
Câu 29: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau về ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
Câu 30: Trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì
A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
B. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D. Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không đúng với một lưới thức ăn trong quần xã?
A. Trong lưới thức ăn một loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn
B. Trong chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải thì thực vật có sinh khối lớn nhất
C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp
D. Khi một mắt xích trong lưới thức ăn bị biến động về số lượng cá thể thì thông thường quần xã có khả năng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng
Câu 32: Trong một bể cá nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài sứa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể 1 ít rong với mục đích để
A. Làm tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong
B. Bổ sung lượng thức ăn cho cá
C. Giảm sự cạnh tranh của 2 loài về nơi ở
D. Làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi
Câu 33: Quan hệ ức chế cảm nhiễm là
A. Cú và chồn hoạt động vào ban đêm để bắt chuột.
B. Hổ ăn thịt thỏ, bò ăn cỏ.
C. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, chim.
D. Phong lan sống bám vào thân cây khác.
Câu 34: Vì sao cá thể của mỗi loài giảm đi?
A. Vì sự cạnh tranh khác loài mạnh mẽ.
B. Vì sự cạnh tranh cùng loài mạnh mẽ.
C. Vì do sự phân chia khu phân bố.
D. Vì do sự phân chia nguồn sống
Câu 35: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là
A. Quần thể trung tâm
B. Quần thể chính
C. Quần thể ưu thế
D. Quần thể chủ yếu.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: C
Câu 6: B
Câu 7: B
Câu 8: C
Câu 9: C
Câu 10: D
Câu 11: B
Câu 12: B
Câu 13: D
Câu 14: B
Câu 15: B
Câu 16: C
Câu 17: B
Câu 18: B
Câu 19: C
Câu 20: A
Câu 21: B
Câu 22: D
Câu 23: D
Câu 24: D
Câu 25: B
Câu 26: D
Câu 27: C
Câu 28: D
Câu 29: B
Câu 30: A
Câu 31: B
Câu 32: C
Câu 33: C
Câu 34: A
Câu 35: C
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.