Logo

Top 7 Mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam (Chi tiết)

Top 7 Mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9 chi tiết nhất, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nâng cao khả năng viết văn để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 9.
3.2
10 lượt đánh giá

Tổng hợp những mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam tuyển chọn, là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nắm được bố cục và phương pháp viết một bài văn thuyết minh về một đồ vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Mẫu 1: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

I. Mở bài

- Giới thiệu vật cần thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam

II. Thân bài

1. Lịch sử, nguồn gốc

- Nguồn gốc: xuất hiện trên mặt trống đồng 2500-3500 TCN

2. Cấu tạo chiếc nón lá

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

3. Phân loại:

- Nón lá có nhiều loại như nón Huế, nón Nghệ An, nón quai thao,…

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

4. Tác dụng, ý nghĩa:

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ, có thể dùng để múa, làm quà tặng.

- Ý nghĩa: Hình ảnh chiếc nón đã đi vào thơ ca và là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

Cách bảo quản: không dùng để quạt

III. Kết bài

- Nêu tình cảm, cảm xúc và khẳng định vai trò của chiếc nón

Mẫu 2: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

I. Mở bài

– Trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chiếc nón lá luôn gắn bó với người Việt Nam.

– Nón có rất nhiều tác dụng đối với cuộc sống của con người.

II. Thân bài

1. Lịch sử về chiếc nón lá

– Nón lá xuất hiện đã rất lâu. Nó đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn từ mấy ngàn năm về trước.

– Tuy đã có sự thay đổi ít nhiều nhưng nón lá vẫn giữ được hình dáng và công dụng của nó.

2. Cấu tạo

– Nón lá được làm bằng nhiều loại lá khác nhau nhưng chủ yêu là lá cọ, lá nón, lá kò, lá dừa,…

– Nón gồm phần nón và phần quai.

– Nón có nhiều hình dáng nhưng ở việt Nam thì nón lá thường có hình chóp nhọn hay hơi tù.

– Người ta làm một cái khung hình chóp nhọn hay hình chóp hơi tù. Sau đó chuốt từng thanh tre tròn nhỏ rồi uốn thành các vòng tròn có đường kính to nhỏ khác nhau.

– Một cái nón để người lớn đội đầu có 16 vòng tròn xếp cách đều nhau trên khung. Vòng tròn to nhất có đường kính là 50cm. Vòng tròn nhỏ nhất có đường kính khoảng 1cm.

– Lá nón được phơi khô, là (ủi) phẳng bằng khăn nhúng nước nóng hoặc bằng cách đặt một miếng sắt trôn lò than. Khi là lá, một tay người là cầm từng lá nón đặt lên thanh sắt. Một tay cầm một bọc vải nhỏ vuốt, cho lá thẳng. Điều quan trọng là độ nóng của miếng sắt phải đủ độ để lá nón không bị cháy và cũng không bị quăn.

– Người làm nón cắt chéo góc những lá nón đã được chọn. Dùng chỉ thắt thật chặt đầu lá vừa cắt chéo.

– Đặt lá lên khung rồi dàn đều sao cho khít khung nón.

– Dùng chỉ (hoặc sợi nilông, sợi móc) may lá chặt vào khung.

– Người ta thường dùng hai lớp lá để nước không thấm vào đầu.

– Có khi người ta dùng bẹ tre khô để lót vào giữa hai lớp lá. Nón tuy không thanh thoát nhưng bù lại nó vừa cứng vừa bền.

– Vành nón được làm bằng những thanh tre khô vót tròn.

– Quai nón thường được làm bằng dây hoặc các loại vải mềm. Quai nón buộc vào nón đủ vòng vào cổ đồ giữ nón khỏi bị bay khi trời gió và không bị rơi xuống khi cúi người.

3. Các loại nón

Nón lá có nhiều loại, nhưng chủ yếu người Việt Nam thường dùng các loại nón có tôn như sau:

– Nón Ngựa (còn có tôn là Gò Găng). Loại nón này được sản xuất ở Bình Định. Nón được làm bằng lá dứa và thường được đội đầu khi cưỡi ngựa.

– Nón Bài thơ. Nón bài thơ được sản xuất ở Huế. Nón có lá trắng và mỏng. Giữa hai lớp lá được lồng tranh phong cảnh hoặc mấy câu thơ.

– Nón Chuông (nón làng Chuông – huyện Thanh Oai, Hà Tây – nay là Hà Nội). Nón Chuông thanh, nhẹ, đọp bền nổi tiếng.

– Nón Quai thao. Loại nón này không có hình chóp mà bằng. Phía vòng ngoài được lượn cụp xuống. Phía trong lòng nón có khâu một vòng tròn đan bằng nan của cây giang, vừa đầu người đội. Người ta còn gọi là “nón thúng quai thao vì trông hơi giông hình cái thúng. Ca dao có câu:

Ai làm nón thúng quai, thao

Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.

- Hiện nay, nón quai thao chỉ được sử dụng trong các ngày hội. Người đã có công lưu giữ loại nón này chính là nghệ nhân Trần Canh.

4. Công dụng của nón

– Nón dùng để đội đầu che mưa, che nắng.

– Nón được dùng làm quạt khi trời nóng.

– Nón được dùng làm đạo cụ khi biểu diễn nghệ thuật như múa nón.

– Nón được dùng làm quà lưu niệm cho du khách đến Việt Nam…

III. Kết bài

– Chiếc nón lá không chỉ là đồ vật có nhiều công dụng mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

– Chiếc nón lá còn là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. Một trong những bài hát nói về chiếc nón được mọi người yêu thích là Chiếc nón bài thơ.

– Chiếc nón lá sẽ mãi mãi tồn tại trong đời sống, trong nền văn hóa của người Việt Nam.

Mẫu 3: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

Mẫu 4: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

I/ MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

II/ TB:

1. Cấu tạo:

- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…

- Cách làm (chằm) nón:

+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.

+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.

+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).

- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…

2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:

- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?

- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)

- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:

+ Ca dao (nêu VD)

+ Câu hát giao duyên (nêu VD)

b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:

Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:

- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)

- Trong các lĩnh vực khác:

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).

+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.

+ Du lịch

III/ KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.

Mẫu 5: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

I. Mở bài: Giới thiệu về nón lá

“Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”

Không biết tự bao giờ, nón lá đã đi vào thơ ca một cách dịu dàng như thế. Nón đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam. Trong mỗi con người Việt Nam luôn biết đến nón, nhưng chưa hiểu rõ về chiếc nón. Chính vì thế mà chúng ta cùng đi tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Nón lá có hình chóp

- Là vật dụng gắn liền với các mẹ, các chị

- Là một vật dụng hữu ích trong cuộc sống

2. Chi tiết

a. Nguồn gốc

Từ 2500 - 3000 năm về trước công nguyên, hình ảnh chiếc nón lá được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Trống Đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá có từ rất lâu đời ở Việt Nam.

b. Cấu tạo nón lá:

Nón lá thường có hình chóp hay tù, tùy vào công dung mà nón còn có một số loại nón rộng bản hay một số loại khác. Lá nón được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, được ghim lại bằng sợi chỉ, hoặc các loại sợi tơ tằm,... giữ cho lá với khung bền chắc…

Nón lá thường được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre, lá cối, lá hồ, lá du quy diệp chuyên làm nón v.v…

Nón lá thường có dây đeo làm bằng vải mềm hoặc nhung, lụa để giữ trên cổ.

c. Cách làm nón

- Xử lí lá nón

- Làm khung nón

- Làm nón

d. Phân loại nón

- Nón ngựa hay nón Gò Găng: Nón này được sản xuất ở Bình Định, nón được làm từng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.

- Nón quai thao: Được người Bắc sử dụng khi di lễ hội.

- Nón bài thơ: Được sản xuất từ Huế

- Nón dấu

- Nón rơm

- Nón cời

e. Các thương hiệu nón nổi tiếng:

- Làng nón Đồng Di (Phú Vang)

- Làng nón Dạ Lê (Hương Thủy)

- Làng nón Phủ Cam (Huế)

- Làng Chuông

f. Công dụng

- Trong cuộc sống thường ngày: Che nắng, mưa, làm quạt mát, ….

- Trong nghệ thuật: Dùng để múa, vẽ,….

- Trong giá trị tinh thần: Nón là một vật dùng để làm quà, hay quản bá về nét văn hóa Việt Nam với các du khách.

III. Kết bài: Nêu ý nghĩ và cảm nghĩ về nón lá

Dù bây giờ đã có các loại mũ thời trang hàng hiệu nhưng nón lá vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong lòng người dân Việt Nam. Nón lá là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, là một giá trị tinh thần của con người Việt Nam.

Mẫu 6: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về chiếc nón lá.

- Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam

2/ Thân bài:

- Nón lá có nguồn gốc từ đâu, khi nào?

+ Ước chừng thời gian xuất hiện khoảng 2500 - 3000 TCN.

+ Có rất nhiều làng nghề truyền thống khâu nón lá đã hình thành và phát triển lâu đời như làng nghề Đồng Vy, Dạ Lê,...

- Nguyên liệu để tạo nên nón lá: Tre, lá cọ hoặc lá dừa

- Cách tạo nên chiếc nón lá

+ Chiếc nón lá được tạo nên từ hai phần bao gồm khung tre và lá nón. Khung tre được tạo thành từ những chiếc nan tre vót tròn đều, nhẵn mịn. Sau đó được uốn thành vòng tròn nhỏ dần để tạo nên khung nón.

+ Sau đó, bộ khung này được xếp lên từng lớp lá nón. Những chiếc lá này đều phải trải qua những giai đoạn chọn lọc khắt khe để lựa ra những chiếc lá tốt nhất. Sau đó, lá nón được đem đi phơi khô, sấy và ủi kĩ.

+ Bước tiếp theo, ghép lá nón lên khung tre đã được đan sẵn thành hình chóp nhọn và tiến hành khâu nón. Sợi chỉ khâu nón phải là loại dây trong suốt nhưng cực kì chắc chắn để tạo được nét thẩm mỹ duyên dáng cũng như sự bền đẹp cho chiếc nón lá.

- Có mấy loại nón lá?

+ Có thể chia nón thành hai loại khác nhau bao gồm nón lá hình chóp và nón quai thao.

+ Ngoài ra người ta cũng chia ra làm nón lá Huế và nón lá truyền thống.

- Công dụng và cách bảo quản nón

+ Che nắng mưa cho con người khi đi làm đồng trong những ngày hè oi ả hay trong những ngày mưa dầm.

+ Làm duyên hơn cho những cô gái bên cạnh tà áo dài thướt tha, duyên dáng Việt Nam.

+ Sử dụng trong những dịp lễ hát đối đáp giao duyên của miền quan họ Bắc Ninh.

+ Cách bảo quản nón: Phết lên trên lớp lá nón ngoài cùng một lớp dầu bóng, vừa làm tăng độ bóng đẹp cho chiếc nón vừa giữ cho chiếc nón không bị mối mọt bởi côn trùng.

3/ Kết bài:

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc nón trong văn hóa của người Việt Nam.

- Hình ảnh chiếc nón lá là hình ảnh ghi lại dấu ấn đẹp đẽ không chỉ của người dân Việt Nam mà còn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Mẫu 7: Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam

I/ Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam (vật dụng quen thuộc trong đời sống, gắn bó với người dân, gợi lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam,...).

II/ Thân bài:

1/ Hình dáng: hình chóp

2/ Cấu tạo của nón lá:

- Thân nón: gồm khung có 16 nang vành và phần lá bên ngoài.

- Quai nón: dây mảnh buộc qua nón để cố định.

3/ Nguyên vật liệu làm nón Việt Nam:

- Lá lợp: lá non (lá cọ, lá nón, lá buông, lá cối,...).

- Nang nón, vành nón: tre, nứa,...

- Vật liệu khâu nón: sợi guộc, dây cước,...

- Vật liệu trang trí: nilon, sợi len, tranh ảnh,...

- Quai nón: vải lụa, vải nhung, các loại vải khác,...

4/ Quy trình làm nón lá:

- Xử lí lá: ủi phẳng nhiều lần, phơi khô, làm mềm, cắt tỉa lá...

- Làm khuôn: vót tre nứa, uốn cong , tạo dáng, cố định nang,...

- Lợp và khâu nón: lắp lá lên khuôn, dùng cước hoặc guộc khâu theo 16 nang vành, ...

5/ Công dụng của nón lá:

- Che nắng, che mưa.

- Trang trí, làm đẹp.

- Làm đạo cụ trong văn nghệ, ca múa,...

- Thể hiện nét độc đáo riêng trong văn hóa.

6/ Ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam:

- Nón lá là vật quen thuộc và có ích cho con người.

- Gắn bó với đời sống lao động và đời sống tinh thần của người dân Việt.

- Biểu trưng cho nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

III/ Kết bài:

Khái quát lại suy nghĩ, nhận định của bản thân về chiếc nón lá Việt Nam (vai trò, giá trị,...). Lời khuyên, lời kêu gọi (gìn giữ nón lá, gìn giữ nét đẹp...).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Top 7 mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam chọn lọc hay nhất file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
3.2
10 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com