Chúng tôi xin giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 9 tỉnh Đồng Tháp từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Mời các bạn tham khảo dưới đây:
Chi tiết cập nhật ngay dưới đây:
Câu 1:
Đề bài:
1) Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào nghiên cứu di truyền.
Theo em, phương pháp nghiên cứu đó là gì? Nêu nội dung của phương pháp đó.
2) Ở một số loại thực vật tự thụ phấm, người ta thấy tính trạng màu hoa có 2 loại là hoa đỏ và hoa trắng. Vận dụng phương pháp nghiên cứu của Menđen, hãy chỉ ra các phép lai để xác định quy luật di truyền của tính trạng màu hoa. Biết tính trạng màu hoa đó do một gen có hai alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Lời giải chi tiết:
1)
- Phương pháp độc đáo của Men đen là phương pháp: phân tích các thế hệ lai (0.25)
- Nội dung:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản. (0,25)
+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng ở đời con.
+ Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được -> Quy luật di truyền.
2)
Có thể lập phép lai:
- Nếu P t/c: cây hoa đỏ x cây hoa trắng -> ở F1: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng -> Hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với trắng.
- Nếu Pt/c: cây hoa đỏ x cây hoa trắng -> ở F1: 100% hoa trắng -> F2: 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ -> Hoa trắng là tính trạng trội hoàn toàn so với hoa đỏ.
=> Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật trội hòan toàn.
Câu 2:
Đề bài
1) Nêu những biến đổi về hình thái của nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân.
2) Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể qua các kì của nguyên phân dãn xoắn tối đa vào kì cuối. Cho biết ý nghĩa của các hiện tượng trên.
3) Ở một loài thực vật, có bộ nhiễm sắc lưỡng bộ (2n=22), cho hai hai cây lưỡng bội với nhau được hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4 người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 368 cromarit.
Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể của hợp tử này.
Hướng dẫn giải chi tiết:
1)
- Kì đầu : NST ở trạng thái kép và bắt đầu đóng xoắn.
- Kì giữa: NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng.
- Kì sau: NST ở trạng thái đơn và đóng xoắn
- Kì cuối: NST ở trạng thái đơn và dãn xoắn ở dạng sợi mảnh.
2)
- Nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại vào kì giữa:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và phân li về hai cực của tế bào ở kì sau, tránh hiện tượng đứt gãy nhiễm sắc thể.
- Nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa vào kì cuối để đến kì trung gian thực hiện được các cơ chế:
+ Để các gen trên nhiễm sắc thể tiến hành sao mã tổng hợp ARN, sau đó dịch mã tổng hợp protein.
3)
- Kì giữa nguyên phân có 368 cromatit -> kết thúc nguyên phân có 368 NST đơn
- 1 hợp tử nguyên phân 4 đợt cho 2^4 tế bào con
Gọi a là số NST có trong một hợp tử
Tổng số NST có trong 2^4 tế bào con là 2^4 x a=368 -> a=23
-> Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử là 2n + 1
Câu 3:
Đề bài:
1) Trình bày các nguyên tắc nhân đôi ADN để đảm bảo tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhanh và giống ADN mẹ.
2) Em có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên mạch mARN so với mỗi mạch đơn của gen đã tổng hợp nên mARN đó? Giải thích.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Theo dõi trang chúng tôi để cập nhật nhanh nhất đề thi học sinh giỏi kèm hưỡng dẫn giải chi tiết các tỉnh thành trên toàn quốc Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa...Chúc các bạn thành công!