Chúng tôi xin giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn hướng dẫn giải chi tiết đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 tỉnh Đồng Tháp từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Mời các bạn tham khảo dưới đây:
Chi tiết cập nhật ngay dưới đây:
Đề bài:
Câu 1:
Hình trên là bìa quyển sách Nghĩ ngược lại và làm khác đi của tác giả Paul Arden.
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua tên quyển sách này.
Câu 2:
Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có...
(Trích Ý nghĩa văn chương, Ngữ văn 7, tập hai)
NXB Giáo dục Việt Nam, trang 61
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Vận dụng một (hoặc một vài) tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở để làm sáng tỏ vấn đề.
Đáp án và thang điểm
Câu 1:
a)(0.5) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b)(0.5) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Luôn đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ và làm việc để thành công.
C)(1.0) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận.
- Giải thích:
"Nghĩ ngược lại và làm khác đi" là lời khuyên phải luôn đổi mới, sáng tạo, khẳng định dấu ấn riêng trong cách nghĩ và việc làm; "Nghĩ ngược", "làm khác" với mọi người, không bắt chước, rập khuôn và "nghĩ ngược", "làm khác" với cả chính bản thân mình, nếu như cách nghĩ, cách làm theo lối cũ không còn phù hợp.
-> Luôn làm mới bản thân, đổi mới, sáng tạo trong suy nghĩ và việc làm, tìm kiếm giải pháp mới để thành công và khẳng định bản lĩnh cá nhân.
- Bàn luận:
+ Con người thường có thói quen suy nghĩ theo số đông, theo những thứ đã vốn có và họ ít dám nghĩ khác đi và làm ngược lại. Trong khi đó, đổi mới, sáng tạo luôn là yêu cầu của cuộc sống. Mọi sự lệ thuộc, rập khôn người khác hoặc bằng lòng với bản thân sẽ hạn chế đi khả năng sáng tạo và không thể thúc đẩy xã hội phát triển. Tạo sự khác biệt để thành công chỉ có ở những người đủ bản lĩnh, dám làm những gì mình nghĩ, không lệ thuộc vào những nguyên tắc cũ kĩ, sáo mòn.
+ Thông điệp mà tác giả gửi gắm có ý nghĩa khuyến khích mọi người, nhất là tuổi trẻ không ngừng vươn lên. Tuy vậy, trong cuộc sống không phải bao giờ cũng có thể "nghĩ ngược", "làm khác". Cần suy xét kĩ càng và biết trân trọng, học hỏi người khác.
+ Tư tưởng an phận, lệ thuộc, ngại đổi mới, tìm kiếm sự an toàn theo tư duy số đông hoặc luôn nghĩ và làm khác đi theo kiểu lập dị, để trở thành nổi tiếng...cần phải phê phán và chấn chỉnh.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Phải buông bỏ những lề thói cũ kĩ, đổi mới trong suy nghĩ và việc làm để cuộc sống bớt nhàm chán và đi đến thành công.
+ Muốn tạo sự khác biệt phải có bản lĩnh, không ngừng phấn đấu, học hỏi và có động cơ trong sáng, lành mạnh.
d)(0.5) Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e)(0.5) Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tae, dùng từ, đặt câu.
Theo dõi trang chúng tôi để cập nhật nhanh nhất đề thi học sinh giỏi kèm hưỡng dẫn giải chi tiết các tỉnh thành trên toàn quốc Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa...Chúc các bạn thành công!