Mời các bạn cùng tham khảo ngay 60 câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi đánh giá năng lực năm 2019-2020 môn Hóa do các thầy cô giảng viên giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Quốc tế trực thuộc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn và tổ chức thi trong kỳ thi kiểm tra năng lực năm 2019 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp các em học sinh lớp 12 làm quen và luyện giải để chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học năm 2021 tốt nhất.
Dưới đây là thông tin chi tiết về cấu trúc đề thi và nội dung bài thi mẫu.
Giới thiệu cấu trúc đề thi ĐGNL môn Lý 2019 trường ĐH Quốc tế HCM
Đề thi bao gồm 60 câu hỏi và được làm trong 90 phút (trung bình thí sinh có 1 phút 30 giây cho 1 câu hỏi). Để đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, các câu hỏi trong đề thi được phân loại theo 03 tiêu chí sau:
- Theo mức độ (độ phức tạp/khó)
- Loại câu hỏi
- Chuyên đề nội dung
Chi tiết của 3 cách phân loại được trình bày chi tiết ngay sau đây.
1. Cấu trúc đề theo mức độ
Các câu hỏi được phân bố theo 5 mức độ: (1) Dễ, áp dụng kiến thức, (2) Có suy luận tổng hợp, (3) Có mức độ suy luận cao, (4) Có mức độ suy luận và tổng hợp cao, (5) Có mức độ suy luận và tổng hợp rất cao.
Cấu trúc đề theo loại câu hỏi
Các câu hỏi được phân theo 2 loại: (i) Lý thuyết và (ii) Bài tập với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 60% và 40%
3. Cấu trúc đề theo chuyên đề nội dung
Nội dung các câu hỏi tập trung vào khối kiến thức thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 80% số câu hỏi). Các câu hỏi còn lại là về khối kiến thức thuộc chương trình lớp 10&11 (chiếm 80% số câu hỏi). Khối kiến thức lớp 10&11 là kiến thức nền, rất cơ bản giúp việc tiếp thu và vận dụng kiến thức lớp 12 dễ dàng và có hệ thống, do đó việc có những câu hỏi cụ thể về khối kiến thức này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn năng lực của thí sinh.
Trích dẫn nội dung đề thi
Câu 1. Cho hai mệnh đề sau:
(I) Dung dịch KOH dẫn điện.
(II) Dung dịch KOH chứa các ion K+ và OH- có thể di chuyển đến các điện cực trái dấu.
Nhận xét nào đúng về hai mệnh đề đã cho?
A. Cả (I) và (II) đều đúng và mệnh đề (II) giải thích cho mệnh đề (I).
B. Cả (I) và (II) đều đúng nhưng mệnh đề (II) KHÔNG giải thích cho mệnh đề (I).
C. Một trong hai mệnh đề sai.
D. Cả hai mệnh đề đều sai.
Câu 2. Các kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung là gì? A. Có bán kính lớn và độ âm điện nhỏ.
B. Có bán kính lớn nhất và độ âm điện lớn.
C. Có bán kính nhỏ và độ âm điện nhỏ.
D. Có bán kính nhỏ và độ âm điện lớn.
Câu 3. Cho phản ứng hoá học sau ở trạng thái cân bằng:
H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k)
Cân bằng này có nhiệt phản ứng theo chiều thuận âm, ∆Hrxn < 0 (phản ứng tỏa nhiệt). Trường hợp nào sau đây KHÔNG làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng?
A. Tăng nồng độ khí H2 lên gấp đôi.
B. Tăng áp suất của hệ.
C. Tăng nhiệt độ của hệ.
D. Tăng nồng độ khí HI lên gấp đôi.
Câu 4. Dãy các chất nào sau đây đều phản ứng được với phenol?
A. Na, dung dịch Br2 và dung dịch CH3COOH.
B. Na, dung dịch NaOH và dung dịch Br2.
C. Dung dịch NaOH, dung dịch NaCl và dung dịch CH3COOH.
D. Dung dịch Br2, dung dịch NaCl và dung dịch CH3COOH.
Câu 5. Hợp chất nào sau đây KHÔNG có liên kết ion?
A. C3H5(OH)3.
B. Na2SO4.
C. KOH.
D. NH4NO3.
Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol propan C3H8 (k) thu được m gam nước. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 14,4 gam.
B. 36,0 gam.
C. 44,8 gam.
D. 28,8 gam.
Câu 7. Hòa tan 0,4 mol Na2SO4, 0,1 mol NaCl và 0,3 mol NaNO3 vào nước để được 2500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch X là bao nhiêu?
A. 0,32 M.
B. 0,80 M.
C. 0,48 M.
D. 2,50 M.
Câu 8. Một anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc chu kỳ và nhóm (phân nhóm) nào sau đây?
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. Chu kì 3, nhóm IIA.
D. Chu kỳ 4, nhóm IIIA.
Câu 9. Cho chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C3H6O2. X có thể là chất nào sau đây? A. Axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở.
B. Rượu hai chức chưa no có 1 liên kết đôi.
C. Xeton hai chức no.
D. Anđehit hai chức no.
Câu 10. Cho các chất sau: H2S, Cl2, SO2, H2SO4 và HCl. Số các chất có thể thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá là bao nhiêu?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11. Một dung dịch chứa 0,1 mol Mg2+, 0,3 mol Al3+, x mol NO3 - và y mol SO4 2-. Biết khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 64,7 gam chất rắn khan. Giá trị của x là bao nhiêu?
A. 0,3 mol.
B. 0,2 mol.
C. 0,5 mol.
D. 0,1 mol.
Câu 12. Một hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 2,7 gam.
B. 4,6 gam.
C. 2,3 gam.
D. 9,2 gam.
Câu 13. Chất nào sau đây là axit béo?
A. Axit glutamic.
B. Axit benzoic.
C. Axit axetic.
D. Axit stearic.
Câu 14. Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. Etyl butirat.
B. Geranyl axetat.
C. Isoamyl axetat.
D. Benzyl axetat.
Câu 15. Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là gì?
A. C2H3COOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. C2H5COOC2H5.
Nội dung còn tiếp. Mời các bạn CLICK vào file tải về để xem FULL nội dung đề thi
CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải về bộ đề thi đánh giá năng lực năm 2019 môn Lý do trường đai học quốc tế trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh biên soạn có đáp án để dowload miễn phí định dạng pdf, word.
Trên đây là nội dung bài thi môn Hóa áp dụng trong kỳ thi đánh giá năng lực năm học 2019-2020 của trường Đại học quốc tế Hồ Chí Minh có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, hỗ trợ file tải miễn phí đã được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu đến các em học sinh cùng quý thầy cô.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo hàng loạt các bộ đề thi ĐGNL của các trường đại học ở Hà Nội và TPHCM đã được chuyên trang của chúng tôi cập nhật liên tục đầy đủ theo các năm 2019, 2020, 2021 mới nhất. Hãy chia sẻ ngay nội dung hữu ích này cho bạn bè và người thân cùng tham khảo và sử dụng nhé.