Đề thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 7 năm 2020-2021 - Đề số 1 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết được chúng tôi cập nhật chính thức từ hệ thống đề thi, đề kiểm tra của các trường học trên toàn cả nước. Giúp các em nắm rõ cấu trúc bài thi giữa kì 2, phương pháp chấm bài và nội dung kiến thức trọng tâm để có phương pháp ôn thi hiệu quả nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Bài văn mẫu biểu cảm về người bạn thân của em lớp 7
Soạn bài Mùa xuân của tôi Ngữ Văn 7 chi tiết
Hướng dẫn soạn văn 7 Thành ngữ (Ngắn gọn)
Câu 1: (2 điểm )
Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1,5 đ)
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)
Câu 2: (3 điểm ) Hãy giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là “Sống chết mặc bay”
Câu 3 (5 điểm):
Nhân dân ta thường nói:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
Câu 1: (2.0 điểm)
a. (1,5 điểm)
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
- Tác giả Hồ Chí Minh . (0,25 điểm)
- Ý nghĩa : Tinh thần yêu nước của nhân ta: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước . (1 điểm)
b. (0,5 điểm)
- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm)
- Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)
Câu 2: (3.0 điểm)
- Học sinh giải thích được tên nhan đề văn bản xuất phát từ ý nghĩa của câu thành ngữ “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” (1 điểm )
+ “ Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi "là câu thành ngữ thể hiện sự vô tâm, lạnh nhạt của một số người trước những vấn đề của xã hội và (có thể) liên quan đến mình.
- Học sinh đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục (1 điểm )
+ Dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm, ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi, chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân.
+ Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, thái độ sống chết mặc bay, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Vì thế Phạm Duy Tốn đặt tên tác phẩm này nhằm lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ nửa phong kiến đặc biệt là những tên "quan phụ mẫu"- "mẹ" của dân phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân.(1 điểm )
Câu 3 (5 điểm):
a. Mở bài: (0,75)
- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b. Thân bài:
Luận điểm giải thích: (0,5)
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
- Ba cây làm nên non, nên núi cao
- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
Luận điểm chứng minh: (3)
c. Kết bài: (0,75)
- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
►►► Link tải miễn phí Đề thi giữa HK 2 lớp 7 Ngữ văn 2020 - Đề số 1:
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn Ngữ văn khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.