Logo

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM 2022 - 2023 (có đáp án)

Cập nhật mới nhất đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM từ hệ thống đề thi kèm đáp án chi tiết. Hỗ trợ các em ôn luyện giải đề hiệu quả, đạt điểm cao trong kì thi Ngữ văn lớp 7 học kì 1.
2.3
14 lượt đánh giá

Kì thi cuối học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM năm học 2022 - 2023 với nôi dung được đánh giá có cấu trúc chung của đề thi cuối kì trên toàn quốc, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi đề tại đây.

Tham khảo thêm: 

Đề thi cuối kì 1 Văn 7 Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM năm học 2022 - 2023

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

SÀI GÒN TÔI YÊU

Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà. Tôi yêu Sài Gòn da diết …Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ tinh , tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:

Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.

[...] Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn, đứng ở góc độ nào đó mà xem xét cũng là một đô thị hiền hòa. Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim. Đến mùa một ít nhạn, én bay về trú đóng, dưới các mái nhà cao tầng, mái đình, mái chùa. Thỉnh thoảng mới thấy vài chị quạ, chị sảo, vài chị vành khuyên, sắc ô, áo già...Nhiều nhất là họ hàng sẽ sẻ mà bây giờ cũng thấy thưa thớt dần. Trước kia, rất nhiều, cả cò, cả vạc sống lồng trong Sở thú bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, chị qua, chị sáo. Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống và chẳng thèm đếm xỉa đến luật bảo vệ thiên nhiên với những nòng súng hơi ác độc, đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố.

Thành phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì đã có người. Sài Gòn rộng mở và hào phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống. Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu.

Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Xóm Chợ Đũi, cuối tháng 12-1990 

(Theo Minh Hương, trong Nhớ Sài Gòn, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994) 

Lựa chọn đáp án đúng: (4.0 điểm) 

Câu 1. Em hãy cho biết văn bản “Sài Gòn tôi yêu” thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

C. Nghị luận

B. Tùy bút

D. Văn bản thông tin

Câu 2. Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” được viết theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 3. Trong câu văn: “Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ mình đã sinh ra ở đây là vô hình chung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình.” từ nào là phó từ?

A. rồi

B. đã

C. của

D. là

Câu 4. Dấu chấm lửng [...] trong câu sau có tác dụng gì?

[ ... ] Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn, đứng ở góc độ nào đó mà xem xét cũng là một đô thị hiền hòa.

A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

Câu 5. Chất trữ tình trong văn bản được thể hiện qua câu văn nào?

A. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.

B. Ở trên đất này, không có người Bắc, thông có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khmer... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả.

C. Đến mùa một ít nhạn, én bay về trú đóng, dưới các mái nhà cao tầng, mái đình, mái chùa.

D. Trước kia, rất nhiều, cả cò, cả vạc sống lồng trong Sở thủ bay ra làm tổ trên mấy ngọn cây dầu, cây sao cao ngất với các chị cu gáy, lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của tác giả đối chị quạ, chị sáo.

Câu 6. Câu văn nào không nhằm mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp của tác giả đối với Sài Gòn?

A. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.

B. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ

C. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.

D. Thương mến bao nhiêu cũng không uống ngo. công hoài của.

Câu 7. Từ phần văn bản trên, có thể thấy tác giả là người như thế nào? 

A. Có ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh và chim muông.

B. Có tình yêu tha thiết, bền chặt đối với Sài Gòn.

C. Có thái độ phê phán việc săn bắn chim chóc trong thành phố. 

D. Có hiểu biết về thời tiết Sài Gòn.

Câu 8. Trong phần văn bản trên, tác giả đã nêu ấn tượng của mình về Sài Gòn theo trình tự các phương diện như thế nào?

A. Thời tiết - Con người - Thiên nhiên 

B. Thiên nhiên - Thời tiết - Con người 

C. Thời tiết - Thiên nhiên - Con người 

D. Thiên nhiên – Con người

Trả lời câu hỏi: (2.0 điểm)

Câu 9. Nếu chọn một từ tính từ để nói về con người Sài Gòn, em sẽ chọn từ nào? Giải thích ngắn gọn sự lựa chọn của em.

Câu 10. Đáp lời kêu gọi của tác giả, là một bạn trẻ đang sinh sống và học tập ở Sài Gòn, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm dành cho vùng đất này? (Trả lời trong khoảng 2-3 dòng) 

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về một trong những hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc, được tổ chức ở trường em trong năm học này: lễ khai giảng năm học mới, lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, một hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học mà em được tham gia.

Đáp án Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM

Đáp án chính thức được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hướng dẫn giải được biên soạn chi tiết kèm phương pháp giải cụ thể, khoa học dễ dàng áp dụng với các dạng bài tập tương tự từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ôn luyện thi các cấp. Hỗ trợ các em hiểu sâu vấn đề để quá trình ôn tập diễn ra thuận lợi nhất.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2022 - 2023 Phòng GD&ĐT TP Thủ Đức - TPHCM (có đáp án) chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.3
14 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com