Nhằm đáp ứng nhu cầu ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tốt nhất, chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh và quý thầy cô bộ đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa năm học 2020-2021 của trường Tiên Du 1 sở giáo dục đào tạo Bắc Ninh biên soạn chính thức.
Đáp án đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn Hóa THPT Tiên Du số 1 Bắc Ninh được trình bày chi tiết và hỗ trợ file tải về định dạng word, pdf đầy đủ dưới đây giúp các em làm quen và nắm vững kiến thức trọng tâm cũng như phương pháp giải các loại đề thi thử đại học môn Hóa tốt nhất.
Trích dẫn đề thi:
Câu 1: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 4,64 gam Fe3O4 nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 5,6 gam.
B. 3,36 gam.
C. 4,48 gam.
D. 1,12 gam.
Câu 2: Oxit nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH loãng?
A. SiO2.
B. SO2.
C. ZnO.
D. Al2O3.
Câu 3: Cho 4,68 gam một kim loại hóa trị I phản ứng hết với nước dư, thu được 1,344 lít H2,(đktc). Kim loại đó là
A. Ca.
B. K.
C. Na.
D. Ba.
Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 sinh ra kết tủa?
A. NaOH.
B. KNO3.
C. HCl.
D. NaCl.
Câu 5: Cho các chất sau: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, H2O. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. C6H5OH .
B. C2H5OH.
C. H2O.
D. CH3COOH.
Câu 7: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. Propilen.
B. Axit axetic.
C. Toluen.
D. Etylen glicol.
Câu 8: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 23,0.
B. 46,0.
C. 36,8.
D. 18,4.
Câu 9: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na2S và FeCl2.
B. NaOH và NH3.
C. NH4Cl và AgNO3.
D. AlCl3 và KOH.
Câu 10: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?
A. BaO.
B. NaNO3.
C. Mg(OH)2.
D. Mg.
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dung 72,128 lit O2 (đktc) thu được 38,16 gam H2O và V lít (đktc) CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,08.
B. 0,06.
C. 0,02.
D. 0,05.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,06.
B. 0,25.
C. 0,10.
D. 0,15.
Câu 40: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho Na vào dung dịch FeCl2 dư.
(c) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dich hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2. (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả kết tủa và khí là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Nội dung đề thi còn tiếp, mời các bạn xem full ở file tải về miễn phí
CLICK NGAY vào đường dẫn bên dưới để tải về các bộ đề thi thử môn Hóa năm học 2020-201 của trường THPT Tiên Du 1 Bắc Ninh giúp ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia hiệu quả nhất:
Trên đây là nội dung trọn bộ đề thi thử Hóa THPT quốc gia năm 2021 của trường cấp 3 Tiên Du 1 tổ chức lần 1 có nội dung bám sát đề minh họa của Bộ giáo dục được chúng tôi sưu tầm, chọn lọc và giới thiệu mới nhất đến các bạn. Đáp án và hướng dẫn giải chi tiết sẽ sớm được cập nhật và thông báo ngay khi có thông tin.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPTQG năm 2021 môn Hóa và nhiều môn học khác đang được cập nhật mới liên tục tại chuyên trang của chúng tôi. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nội dung hữu ích này nhé.