Trọn bộ đề thi chính thức tuyển sinh lên lớp 10 năm 2020 môn văn của các trường THPT tỉnh Quảng Ngãi cùng đáp án, lời giải chuẩn xác nhất được chúng tôi cập nhật kịp thời nhằm giúp các em học sinh, thầy cô và quý phụ huynh tham khảo, so kết quả nhvăn nhất.
I. Đọc hiểu
Câu 1: PTBĐ Nghị luận.
Câu 2: Từ nó được dùng để thay thế cho "lòng tự trọng"
Câu 3: Nếu không có lòng tự trọng chúng ta sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, không có đủ những hành động đúng mực, chuẩn xác, ta sẽ thiếu đi sự chủ động và can đảm trong cuộc sống. Từ đó, ta khó mà yêu thương, tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình cũng như người khác.
Câu 4:
Em đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì lòng tự trọng chỉ xuất hiện khi chúng ta biết đề cao những giá trị của mình, yêu thương, nâng niu, thừa nhận, xác định những giá trị, phẩm chất của chính mình, khi đó chúng ta đang tôn trọng bản thân mình. Chỉ khi chúng ta có những giá trị, chúng ta tôn trọng các giá trị đó, thì khi đó ta mới có thể có lòng tự trọng. Khi chính chúng ta không tôn trọng chính chúng ta thì lòng tự trọng không thể nào xuất hiện được.
II. Làm văn
Câu 1:
Trong học tập và rèn luyện, mỗi học sinh chúng ta cần có rất nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp để có thể đạt được những thành tích tốt và hoàn thiện bản thân, trong đó lòng tự trọng cũng hết sức quan trọng. Lòng tự trọng giúp chúng ta nhìn lại và định giá bản thân. Nó sẽ là động lực thôi thúc chúng ta không ngừng học tập, nỗ lực vươn lên, đạt được những kết quả tốt hơn nữa. Để khẳng định giá trị của bản thân. Lòng tự trọng sẽ giúp chúng ta không sa ngã vào những cám dỗ xấu xa của cuộc sống, như trốn học, nói dối... để tập trung vào việc học. Đồng thời nó giúp chúng ta trung thực trong học tập, thi cử. Bởi khi có lòng tự trọng, học sinh sẽ không có những hành vi gian dối như không làm bài tập, dùng tài liệu, chép bài... Tuy nhiên chúng ta cũng cần cân bằng lòng tự trọng với khả năng, môi trường học tập của bản thân. Không nên vì thỏa mãn lõng tự trọng của mình mà đua đòi hay đặt ra những mục tiêu quá xa vời, làm khó bản thân. Hay xa cách với bạn bè, thầy cô. Chỉ cần chúng ta biết cân bằng lòng tự trọng của bản thân, để nó được phát huy phù hợp thì đó sẽ là một nguồn động lực mạnh mẽ, giúp chúng ta đạt kết quả tốt trong học tập, rèn luyện, đồng thời tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, thày cô.
Câu 2:
1. Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu về Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du và đoạn trích trong đề.
2. Thân bài
Phân tích các câu thơ (đi từ yếu tố ngôn từ, nghệ thuật để làm rõ nội dung)
a. Miêu tả nhan sắc nàng Kiều
b. Miêu tả tài năng nàng Kiều
- Không chỉ tả nhan sắc, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vào sự tài năng của Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”: Kiều thông minh và đa tài
⇒ Thúy Kiều là một nhân vật hiện lên với sự toàn tài
⇒ Nét đẹp, tài năng báo hiệu trước cuộc đời đầy dông bão tương lai của nàng Kiều.
3. Kết bài
Xem thêm Đề thi vào lớp 10 môn Anh năm 2020 Quảng Ngãi có đáp án mới nhất