Logo

Giải Tự nhiên xã hội VNEN lớp 4 Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm?

Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 4 VNEN Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm? Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, dễ hiểu giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
0 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm? được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Tự nhiên xã hội lớp 4 chương trình mới (VNEN). Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn TN&XH lớp 4.

Hoạt động cơ bản Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm?

1. Thực hiện các hoạt động

a. Lấy hai chai nước: một chai nước mưa (hoặc nước giếng khoan), một chai nước ao, hồ

b. Hãy nhìn và ngửi xem các chai nước này có màu gì, mùi gì, có lẫn những chất bẩn hay không?

c. Lấy bảng ở sau góc học tập, rồi viết kết quả quan sát vào bảng :

Đáp án và hướng dẫn giải

Hoàn thành bảng:

 

Nước mưa (giếng khoan)

Nước ao (hồ)

Mùi

Không mùi

Mùi hôi

Màu

Không màu, trong suốt

Màu đục

Chất bẩn

Không có chất bẩn

Chứa chất bẩn

2. Làm thí nghiệm và thảo luận

a. Làm thí nghiệm:

· Chuẩn bị thêm hai chai rỗng, 2 phễu và hai miếng bông

· Lót bông vào phễu và đặt vào miệng chai

· Rót từ từ từng chai nước vào từng phễu (hình 1)

b. Thảo luận: Miếng bông lọc chai nước nào đen hơn? Vì sao?

Đáp án và hướng dẫn giải

Miếng bông lọc chai nước ao (hồ) đen hơn vì chai nước đó chứa nhiều chất bẩn, chất cặn bã. Do đó, khi đổ nước vào phễu thì nước sẽ thấm qua bông chảy vào chai, còn những chất bẩn sẽ đọng lại trên miếng bông khiến miếng bông đen hơn.

3. Đọc và hoàn thành sơ đồ

a. Đọc nội dung sau (trang 56 sgk)

b. Hoàn thành sơ đồ:

Đọc kĩ các khung chữ từ 1 đến 8 dưới đây, ghép khung chữ trên vào các vị trí từ a đến i ở các sơ đồ A, B.

Đáp án và hướng dẫn giải

Ghép khung chữ vào vị trí đúng là:

4. Liên hệ thực tế và trả lời

a. Nguồn nước bị ô nhiễm có hại gì đối với sức khỏe con người?

b. Hãy nêu một vài bệnh do dùng nước bị ô nhiễm?

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm cho con người mắc nhiều loại bệnh do các chất độc hại và các vi sinh vật trong nước gây ra.

b. Một số bệnh do dùng nước bị ô nhiễm là: tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt,….

5. Quan sát và trả lời

a. Quan sát kĩ từng hình từ 2 đến 5:

b. Trả lời:

· Hãy nói về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong từng hình

· Kể các việc làm khác gây ô nhiễm nguồn nước

Đáp án và hướng dẫn giải

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong từng hình là:

· Hình 2: Xả rác thải ra sông, biển

· Hình 3: Đắm tàu gây tràn dầu

· Hình 4: Xả nước thải chưa xử lí ra môi trường

· Hình 5: Phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học vào đất, ngấm vào nước.

Các việc làm khác gây ô nhiễm nguồn nước là:

· Vỡ nước ống dẫn dầu

· Xả rác, phân, nước thải sinh hoạt bừa bãi

6. Quan sát và thảo luận

a. Quan sát kĩ các hình từ 6 đến 11:

b. Thảo luận:

· Nêu việc làm bảo vệ nguồn nước trong từng hình

· Nêu các việc làm khác để bảo vệ nguồn nước mà em biết

· Nêu các việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước

Đáp án và hướng dẫn giải

Việc làm bảo vệ nguồn nước trong từng ảnh là:

· Hình 6: Bỏ rác vào thùng rác

· Hình 7: Gom rác vào một khu vực rồi xử lí

· Hình 8: Không phá, làm hư hỏng ống dẫn nước

· Hình 9: Gom rác thải từ sống, hồ, kênh rạch

· Hình 10: Xử lí nước thải trước khi đưa ra môi trường

· Hình 11: Vệ sinh sạch sẽ xung quanh giếng nước.

Các việc làm khác để bảo vệ nguồn nước:

· Không xả nước vào sông ngòi, hồ ao

· Làm nắp đậy thành giếng, thùng đựng nước

· Tuyên truyền và vận động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước

7. Đọc và trả lời

Trả lời câu hỏi:

· Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

· Vì sao nguồn nước bị ô nhiễm?

· Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

Đáp án và hướng dẫn giải

· Nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại và các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt…

· Nguồn nước bị ô nhiễm vì:

- Xả rác, phân, nước thải bừa bãi

- Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

- Nước thải của nhà máy, bệnh viện… không qua xử lí ra sông, hồ

- Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu.

· Để bảo vệ nguồn nước, chúng ta cần:

- Không xả nước thải xuống nguồn nước

- Không đục phá ống nước, không xả rác và phóng uế bừa bãi

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh…

Hoạt động thực hành Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm?

1. Vẽ và triển lãm

2. Điều tra và viết

Phiếu kiểm tra

Đi quan sát nguồn nước quanh trường, hỏi thêm người lớn và trả lời các câu hỏi sau:

1. Các nguồn nước ở đây trong hay đục?

2. Có rác thải vứt xung quanh nguồn nước không?

3. Có nhà tiêu ở gần nguồn nước không?

4. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học của người dân địa phương như thế nào?

5. Các nguồn nước đó sạch hay ô nhiễm? Vì sao?

6. Những bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước ở địa phương?

7. Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương.

Đáp án và hướng dẫn giải

Hoàn thành phiếu kiểm tra

Đi quan sát nguồn nước quanh trường, hỏi thêm người lớn, em đã thu thập được những thông tin sau:

1. Các nguồn nước ở đây đục.

2. Những nguồn nước xung quanh có rác thải vứt bừa bãi.

3. Khu vực nhà tiêu không cần khu vực nguồn nước

4. Do ở thành phố nên người dân ở đây không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.

5. Các nguồn nước ở đây khá ô nhiễm vì nước thải xả ra chưa xử lí, rác thải vứt xuống hồ.

6. Những bệnh liên quan đến việc sử dụng nguồn nước là tiêu chảy, đau mắt, tả, lị….

7. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em là:

- Xử lí nước thải trước khi xả ra sông, hồ.

- Bỏ rác thải vào thùng theo đúng quy định

- Vứt rác thải từ sông, hồ để nguồn nước sạch hơn

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Tự nhiên xã hội lớp 4 VNEN Bài 15: Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm? file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com