Logo

Giải Toán lớp 7 VNEN Bài 5: Hàm số ngắn gọn nhất

Giải Toán lớp 7 VNEN Bài 5: Hàm số trang 65 - 68 chương 2 Tập 1 Phần Đại số ngắn gọn bao gồm hướng dẫn giải và đáp án các câu hỏi trong sách giáo khoa chương trình mới chính xác nhất, giúp các em tiếp thu bài học hiệu quả
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn Giải bài tập Toán VNEN Bài 5: Hàm số trang 65 đến 68 Đại số Tập 1 chương 2 sách giáo khoa lớp 7 chương trình mới chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu dưới đây sẽ giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi và giải các bài toán nhanh chóng, tiếp thu bài học trên lớp tốt hơn.

A. Hoạt động khởi động Bài 5: Hàm số

Đọc các ví dụ rồi điền vào chỗ trống (...) cho thích hợp

Ví dụ 1: Độ tuổi và chiều cao của loài hươu cao cổ có mối liên hệ như trong bảng dưới đây:

Độ tuổi (năm) Chiều cao (m)
14 4,25
18 4,40
20 4,85
21 5,00

Nhận xét: Chiều cao của loài hươu cao cổ phụ thuộc vào ...

Ví dụ 2: Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ (T0C) tại các thời điểm (t giờ) trong cùng một ngày như sau:

t (giờ) 0 4 8 12 16 20
T (0C) 20 18 22 26 24 21

Nhận xét:

a) Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào ...

b) Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của ...

Ta nói: T là hàm số của t.

Lời giải:

Ví dụ 1: Chiều cao của loài hươu cao cổ phụ thuộc vào độ tuổi của nó.

Ví dụ 2:

a) Nhiệt độ T (0C) phụ thuộc vào thời gian trong ngày.

b) Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của nhiệt độ T.

B. Hoạt động hình thành kiến thức Bài 5: Hàm số

Câu 1: (trang 65 Toán VNEN lớp 7 tập 1 chương 2)

Trả lời câu hỏi rồi điền vào chỗ trống (...) cho thích hợp

a) Khối lượng m (g) của một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8 (g/cm3) tỉ lệ thuận với thể tích V (cm3) theo công thức: m = 7,8V.

- Tính các giá trị tương ứng của m khi biết V nhận các giá trị là: 1; 2; 3; 4.

- Với mỗi giá trị của V ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của ...

b) Thời gian t (giờ) của một vật chuyển động đều tỉ lệ nghịch với vận tốc v (km/giờ) của nó theo công thức: .

- Tính giá trị tương ứng của t khi biết v = 5; 10; 15; 20.

- Với mỗi giá trị của v ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của ...

Lời giải:

a)

Thay lần lượt các giá trị của V vào công thức m = 7,8V để tính các giá trị tương ứng của m.

+ Khi V = 1 thì m = 7,8 x 1 = 7,8;

+ Khi V = 2 thì m = 7,8 x 2 = 15,6;

Làm tương tự như vậy ta được bảng sau:

V 1 2 3 4
m 7,8 15,6 23,4 31,2

- Với mỗi giá trị của V ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của m.

b) Ta có bảng sau:

- Với mỗi giá trị của v ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của t.

Câu 2: (trang 66 Toán VNEN 7 tập 1 chương 2)

a) Đọc kĩ nội dung sau (Sgk trang 66)

b) Chú ý (Sgk trang 66)

c) Cho hàm số y = 5x – 1. Tính các giá trị tương ứng của y khi:

d)

Lời giải:

c) Thay các giá trị của x vào biểu thức của hàm số để tính các giá trị y tương ứng.

+ Khi x = -5, thì y = 5x(-5) – 1 = - 26;

Tương tự với các giá trị khác của x, ta được bảng các giá trị y, x tương ứng sau:

d)

C. Hoạt động luyện tập Bài 5: Hàm số

Câu 1: (trang 67 Toán 7 VNEN tập 1 chương 2)

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau. Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?

a)

x -4 -3 -2 -1 2 2 3 4
y 16 9 4 1 1 4 9 16

b)

c)

x -0 1 2 3 4
y 2 2 2 2 2

Lời giải:

Theo khái niệm hàm số, y là hàm số của x khi với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y.

a) Đại lượng y không phải là hàm số của x vì với cùng một giá trị x = 2 ta nhận được 2 giá trị của y là y = 1 và y = 4.

b) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì với mỗi giá trị của x ta nhận được chỉ một giá trị của y.

c) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì với mỗi giá trị của x ta xác định được tương ứng một giá trị của y. Trong bảng này thì y là hàm hằng.

Câu 2: (trang 67 Toán VNEN lớp 7 tập 1 chương 2)

Cho hàm số y=f(x)=8x2−1. Tính f(2); f(-2); f(0).

Lời giải:

+ f(2) = 8×22–1 = 31;

+ f(−2) = 8×(−2)2–1 = 31;

+ f(0) = 8×02–1 = −1.

Câu 3: (trang 67 Toán VNEN lớp 7 tập 1 chương 2)

Cho hàm số y=5x−1. Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi: x = -5; -4; -3; -2.

Lời giải:

Thay lần lượt các giá trị của x vào y = 5x−1 để tìm các giá trị tương ứng của y rồi lập bảng.

x -5 -4 -3 -2
y -26 -21 -16 -11

Câu 4: (trang 67 Toán lớp 7 VNEN tập 1 chương 2)

Cho hàm số y = f(x) = .

a) Tính f(5); f(-3).

b) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số sau vào bảng:

 

Lời giải:

a) Thay các giá trị của x vào biểu thức của hàm số, ta được:

b)

Câu 5: (trang 67 Toán VNEN lớp 7 tập 1 chương 2)

Cho hàm số y = f(x) = x2−2. Tính f(2); f(1); f(0); f(-1); f(7).

Lời giải:

+ f(2) = x2–2 = 22–2 = 2;

+ f(1) = x2–2 = 12–2 = −1;

+ f(0) = x2–2 = 02–2 = −2;

+ f(−1) = x2–2 = (−1)2–2 = −1;

+ f(7) = x2–2 = 72–2 = 45.

Câu 6: (trang 67 Toán lớp 7 VNEN tập 1 chương 2)

Cho hàm số y = f(x) = 1–8x. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Lời giải:

Ta tính các giá trị tương ứng của hàm số:

Vậy:

a) đúng;

b) sai;

c) sai.

D.E. Hoạt động vận dụng & Tìm tòi mở rộng Bài 5: Hàm số

Câu 1: (trang 68 Toán lớp 7 VNEN tập 1 chương 2)

Ánh sáng đi với vận tốc 300000 km/s. Hàm số d = 300000t mô tả quan hệ giữa khoảng cách d và thời gian t.

a) Ánh sáng đi được quãng đường dài bao nhiêu kilomet trong 20 giây?

 

b) Ánh sáng đi được quãng đường dài bao nhiêu kilomet trong 1 phút?

Lời giải:

a) Quãng đường đi được của ánh sáng trong 20 giây là: d = 300000x20 = 6000000 (km).

b) Quãng đường đi được của ánh sáng trong vòng 1 phút là:

Đổi: 1 phút = 60 giây;

d = 300000x60 = 18000000 (km).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Toán 7 VNEN Bài 5: Hàm số file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com