Logo

Giải tập bản đồ Địa Lý 8 Bài 40:Thực hành

Giải tập bản đồ Địa Lý 8 Bài 40: Thực hành. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong TBĐ Địa Lí lớp 8 đầy đủ và chính xác nhất. Hỗ trợ các em ôn tập lại kiến thức trọng tâm bài học đạt hiệu quả.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Địa lý.

Bài 1 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 8

1. Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên (lát cắt CD từ biên giới Việt – Trung qua Phangxi pang, Phu Pha Phong đến sông Chu):

Lời giải:

- Xác định (theo bản đồ ở góc đông bắc) hướng của lát cắt: hướng tây bắc – đông nam.

- Đọc lát cắt từ trái qua phải của từng thành phần:

+ Các dạng địa hình chính và độ cao (núi, cao nguyên, đồng bằng, thung lung, sông,…): Núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, thung lung, sông.

+ Các loại đá: khu Hoàng Liên Sơn gồm granit, đá phún xuất, đá cát kết và đá vôi, khu Tây Bắc gồm đá cát kết và đá phiến, khu Hòa Bình – Thanh Hóa gồm đá cát kết, đá badan, đá phiến và đá trầm tích.

+ Các loại đất chính: Khu Hoàng Liên Sơn có đất feralit trên các đá khác và đất feralit có mùn trên núi cao, có một lượng nhỏ đất feralit trên đá vôi. Khu Tây Bắc có đất fẻalit trên các đất khác và đá. Khu Hòa Bình – Thanh Hóa có đất feralit trên đá badan, đất phu sa, đất feralit trên các đá khác và đá.

+ Các kiểu rừng chủ yếu: Khu Hoàng Liên Sơn là rừng ôn đới và rừng cận nhiệt đới. Khu Tây Bắc là rừng cận nhiêt đới và rừng nhiệt đới. Khu Hòa Bình – Thanh Hóa là rừng nhiệt đới. và rừng cận nhiệt đới.

Bài 2 trang 45 Tập bản đồ Địa Lí 8

2. Đọc lát cắt các thể tổng hợp lãnh thổ theo tuyến (điền tiếp vào chỗ chấm). Đọc lát cắt từ trên xuống và xác lập mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên để nhận xét và khái quát hóa đặc điểm tự nhiên (một khu, một miền) theo các mục dưới đây:

Lời giải:

- Khu Việt Bắc (lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình)

Trên mặt đất là các kiểu rừng cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit trên đá vôi và đất feralit trên đá badan. Đấy là khu vực địa hình đồi núi có độ cao từ khoảng 200m đến khoảng 1500m. Mặc dù đây là khu vực có địa hình cao nhất miền, nhưng nơi cao nhất không quá 1600m, nên diện tích có rừng ôn đới rất nhỏ. Rừng cận nhiệt đới xuống thấp tới khoảng 500m, vì đây là khu vực nằm ở vĩ độ cao của nước ta, đồng thời cũng là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc. Địa hình chủ yếu là các bề mặt san bằng cổ, phát triển trên nền địa chất có các loại đá phiến, đá granit, đá trầm tích, đá cát kết và đá cuội kết nhưng nhiều nhất là đá vôi. Địa hình đá vôi thường tạo thành các dãy núi đá có đỉnh nhọn và sườn dốc.

- Miền cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ ( lát cắt EG từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt) theo hướng tây nam – đông bắc trên bản đồ. Miền này chủ yếu có các loại địa hình đồng bằng và cao nguyên. Ở các địa hình cao (hình thành từ đá badan) ta thấy chủ yếu có các kiểu rừng nhiệt đới phát triển trên đất feralit trên đá badan là chủ yếu. Vành đai rừng nhiệt đới lên rất cao, tới 1000m. Đây là miền nằm gần xích đạo hơn gần chí tuyến, nhiệt độ quanh năm nói chung cao. Rừng cận nhiệt đới có rất ít ở vùng Đà Lạt.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập bản đồ Địa Lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Có thể bạn quan tâm
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com