Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải bài tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) được đội chúng tôi biên soạn đầy đủ và chi tiết nhất tại đây.
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thê nào?
Lời giải:
- Khai thác biển và nuôi trồng, chế biến thuỷ sản:
+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phà thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
+ Chế biến thuỷ sản khá phát triển, nổi tiếng với nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là : mực, tôm, cá đông lạnh.
- Dịch vụ hàng hải: có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang; đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất.
- Du lịch biển: có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy Nhơn (Bình ĐỊnh), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), các trung tâm du lịch lớn của vùng là Đà Nẵng, Nha Trang.
- Nghề làm muối khá phát triển, nổi tiếng là Sa Huỳnh, Cà Ná.
Dựa vào bảng số liệu trang 26.3 (trang 99 SGK ), vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Các tỉnh, thành phố | Đà Nẵng | Quảng Nam | Quảng Ngãi | Bình Định | Phý Yên | Khánh Hòa | Ninh Thuận | Bình Thuận |
Diện tích(nghìn ha) | 0,8 | 5,6 | 1,3 | 4,1 | 2,7 | 6,0 | 1,5 | 1,9 |
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
- Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Nêu tầm quan trọng của vùng kỉnh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Lời giải:
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải tập bản đồ Địa Lý 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) file PDF hoàn toàn miễn phí.