Logo

Soạn Địa lớp 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á

Địa lý 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á. Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD, điều kiện tự nhiên rất đa dạng. Đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đối sâu sắc
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập bản đồ bài 12 Địa 8 chi tiết, được chúng tôi tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong SGK nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa 8. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Giải Địa 8 bài 12: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á

Kiến thức cơ bản bài 12 địa lý 8

  1. Khu vực Đông Á, về mặt địa lí tự nhiên không phải là khu vực rộng nhất, mà bao gồm hai bộ phận khác nhau đó là phần đất liền và phần hải đảo. Phần đất liền lại gồm hai khu vực, khu vực phía đông là vùng núi trung bình, núi thấp và đồng bằng; khu vực phía tây có núi và sơn nguyên cao hùng vĩ. Do nằm trong hai bộ phận tự nhiên khác nhau, nên đặc điểm tự nhiên của Đông Á khá phức tạp, không theo những quy luật chung của một khu vực thống nhất. Đó là điểm cần chú ý để không bị sai lệch khi muốn khái quát hóa đặc điểm chung toàn khu vực.

  2. Sự khác nhau về chế độ nước của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. Hoàng Hà và Trường Giang là hai sông lớn của Đông Á nằm gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Hai sông có những điểm giống nhau là cùng bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, cùng chảy về phía đông theo phương vĩ tuyến và đổ ra các biển thuộc Thái Bình Dương, song về chế độ nước hai sông lại khác nhau. Hoàng Hà có chế độ nước thất thường vì nó chảy qua các vùng khí hậu khác nhau: Thượng nguồn thuộc khí hậu núi cao, trung lưu chảy qua cao nguyên Hoàng Thổ thuộc khí hậu cận nhiệt gió mùa. Về mùa đông, lưu lượng nước rất nhỏ, nhưng đến mùa hạ do tuyết và băng tan ở thượng nguồn và mưa gió mùa ở hạ lưu nên lưu lượng nước rất lớn. Lưu lượng nước chênh lệch giữa thời kì lũ lớn nhất với thời kì cạn nhất có thề gấp 88 lần, vì thế ở hạ lưu thường xảy ra lũ lớn, sông đổi dòng gây tai họa khủng khiếp cho con người.

Trái lại, Trường Giang có thể tương đối điều hòa. Nguyên nhân là do phần trung và hạ lưu sông chảy qua phần phía nam Trung Quốc với khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. về mùa hạ có mưa nhiều, nhưng về mùa đông ở đây vẫn có mưa do hoạt động của khí xoáy. Lưu lượng nước thời kì lũ lớn nhất so với thời kì cạn nhất chỉ chênh lệch nhau chưa đến 3 lần. Bởi vậy, về chế độ nước, có người đã so sánh: “Trường Giang tựa như một cô gái dịu hiền, còn Hoàng Hà như một bà già cay nghiệt”.  

Trả lời các câu hỏi bài 12 địa lí 8

Giải bài tập 1 trang 43 SGK địa lí 8: Em hãy dựa rào hình sau dây VCI kiến thức đã học: Các bạn xem hình trong SGK

Hãy cho biết khu vực Đông Á bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ nào? Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào?

Trả lời:

Lãnh thổ Đông Á gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Đài Loan. Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển: Biển Nhật Bản, Biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Thái Bình Dương.

b) Nêu những điểm khác nhau về địa hình phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

Trả lời:

* Địa hình phần đất liền

- Phần đất liền chiếm tới 83,7% diện tích  lãnh thổ.

- Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên  cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc, nhiều núi có băng hà bao phủ quanh năm.

- Các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

- Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn.

* Địa hình phần hải đảo

- Nằm trong "vòng đai lửa Thái Bình  Dương".

- Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động gây tai họa cho nhân dân.

- Ở Nhật Bản có các núi cao, phần lớn là núi lửa.

Giải bài tập 2 trang 43 SGK địa lí 8: Những điểm giống và khác nhau giữa hai sông Hoàng Hà tù Trường Giang.

Trả lời:

a) Giống nhau:

- Đều là hai sông lớn của Trung Quốc, bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng ở phía tây chảy về phía đông rồi đổ ra biển.

- Ở hạ lưu đều bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ.

- Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió vào mùa hạ.

- Hai sông đều có lũ lớn vào cuối mùa hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

b) Khác nhau:

- Sông Trường Giang: Có độ dài lớn hơn sông Hoàng Hà, đổ nước ra biển Hoa Đông, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Trung.

- Sông Hoàng Hà: Ngắn hơn và đổ nước ra biển Hoàng Hải, bồi đắp lên đồng bằng Hoa Bắc. Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, trước đây vào mùa hạ hay có lũ lụt gây thiệt hại cho mùa màng và nhân dân.

Giải bài tập 3 trang 43 SGK địa lí 8: Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Diều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

Trả lời:

* Nửa phía đông, phần đất liền và hải đảo

- Khí hậu: Trong một năm có hai mùa gió khác nhau:

+ Về mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh.  

Riêng Nhật Bản, gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa  

+ Về mùa hạ có gió mùa đông nam

- Cảnh quan: từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa  nhiều.

Cảnh quan rừng là chủ yếu, ngày nay  phần lớn rừng đã bị con người khai  thác, diện tích rừng còn lại rất ít.

* Nửa phía tây phần đất liền

- Khí hậu: Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.

- Cảnh quan: Cảnh quan  Cảnh quan rừng là chủ yếu, ngày nay  phần lớn rừng đã bị con người khai  thác, diện tích rừng còn lại rất ít.

File tải miễn phí giải soạn địa lí 8 bài 12:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập địa lí 8 bài 12 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com