Logo

Soạn Địa 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Địa lí 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp ở nước ta như thế nào? Ngành trồng trọt và chăn nuôi tập trung ở đâu? Có đặc điểm và tình hình như thế nào?
5.0
3 lượt đánh giá

Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu các em tài liệu giải bài tập bài 8 Địa lí 9 SGK, được biên soạn từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, miễn phí. Tổng hợp những nội dung trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Địa lý 9. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn địa lớp 9 bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 8 trang 28: Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngày trồng trọt. Sự thấy đổi này nói lên điều gì?

Trả lời:

- Sự thay đổi: Tăng tỉ trọng cây công nghiệp; giảm tỉ trọng cây lương thực và các cây ăn quả, rau đậu.

- Sự thay đổi này cho thấy nước ta đang dần phá thế độc canh cây lương thực.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 8 trang 29: Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980-2002.

Trả lời:

Trong giai đoạn 1980 - 2002 sản xuất lúa của nước ta nhìn chung đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người.

- Về diện tích lúa có sự biến động tăng từ 5600 nghìn ha (1980) lên 7504 nghìn ha (năm 2002).

- Về năng suất lúa cả năm tăng mạnh, tăng liên tục từ 20,8 tạ/ha (1980) lên 45,9 tạ/ha.

- Về sản lượng lúa cả năm tăng từ 11,6 triệu tấn (năm 1980) lên 34,4 triệu tấn (năm 2002).

- Về sản lượng bình quân lúa bình quân đầu người từ 217 kg năm 1980 tăng lên 432 kg năm 2002.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 8 trang 31: Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.

Trả lời:

- Cây công nghiệp hằng năm:

+ Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Dâu tằm: Tây Nguyên.

+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.

- Cây công nghiệp lâu năm

+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 8 trang 32: Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

Trả lời:

Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt,...

Các loại cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì đó là cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 8 trang 32: Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

Lợn được chăn nuôi chính ở hai đồng bằng, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là do đây là vựa lúa lớn của nước ta nên có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 33: Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta.

Trả lời:

Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra, lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.

Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta vì: Ở các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, hệ thống sông ngòi thủy lợi để tưới tiêu, nguồn lao động....

Bài 2 trang 33 Địa Lí 9: Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

Bảng 8.4. Cơ cấu giá sản xuất ngành chăn nuôi (%)

 Năm  

  Tổng số  

  Gia súc  

  Gia cầm  

  Sản phẩm trứng, sữa  

  Phụ phẩm chăn nuôi  

1990

100,0

63,9

19,3

12,9

3,9

2002

100,0

62,8

17,5

17,3

2,4

Trả lời:

Học sinh CLICK vào file bên dưới để xem lời giải chi tiết.

File tải miễn phí địa lý 9 bài 8:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập địa lí 9 bài 8 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
3 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com