Logo

Soạn Sử 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, dễ hiểu, ngắn gọn, biên soạn nội dung sách giáo khoa. Giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho các bài thi
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập bài 9 Lịch sử 7 SGK. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Sử lớp 7. Nội dung chi tiết các em xem và tải tại đây.

Tham khảo các bài trước đó:

Lịch sử lớp 7 bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Trả lời:

- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta.

- Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.

Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua?

Trả lời:

Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua.

Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, các em dựa vào nội dung mục 1, SGK. Trong đó, nêu rõ việc Đinh Bộ Lĩnh xưng Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), định đô (Hoa Lư, Ninh Bình), đặt tên nước (Đại Cồ Việt), xây dựng bộ máy chính quyền mới, quan hệ đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng ... và đánh giá ý nghĩa của những việc làm đó (Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc).

Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiến Lê.

Trả lời:

+ Bộ máy cai trị ở trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ: Các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

+ Chính quyền địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

+ Xây dựng quân đội (10 đạo và hai bộ phận cấm quân, quân địa phương).

Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội…

Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy.

Trả lời:

- Diễn biến:

+ Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta.

+ Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến.

+ Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt, quân Tống đại bại.

Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê.

Trả lời:

Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng, theo tập tục, chia ruộng đều cho nhau để cày cấy và nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất. Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng. Nhà Lê cũng chú ý đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại, vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng. Do đó, nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Mùa lúa các năm 987, 989 đều tốt. Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích.

File tải miễn phí giải bài tập Sử 7 bài 9:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải giải bài tập lịch sử 7 bài 9 file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác: Toán, Anh, Văn, Sinh, Địa, Hóa, Lí, GDCD,... được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com