Logo

Soạn Lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh

Lịch sử 11 bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Như chúng ta biết Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nửa thuộc địa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh thì như thế nào?
5.0
2 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 5 Lịch sử 11. Tổng hợp kiến thức trọng tâm của bài học và lời giải hay của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong nội dung chương trình giảng dạy bộ môn Sử lớp 11. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Soạn sử 11 bài 5​​​​​​​: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX)

Câu 1: Hãy trình bày những cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thưc dân của nhân dân châu Phi?

Trả lời:

- Đặc biệt vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

- Năm 1882, sau cuộc cạnh tranh quyết liệt với Pháp, Anh độc chiếm Ai Cập, kiểm soát kênh đào Xuy-ê. Tiếp đó, Anh chiếm Nam Phi, Tây Ni-giê-ri-a, Bờ Biển Vàng, Gam-bi-a (Tây Phi), Kê-ni-a, U-gan-đa, Xô-ma-li, Đông-xu-đăng, một phần Đông Phi…

- Pháp đứng thứ hai trong việc xâm chiếm thuộc địa châu Phi (sau Anh) gồm một phần Tây Phi, miền Xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô-ma-li, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra.

- Đức chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi, Tan-da-ni-a.

- Bỉ làm chủ phần lớn Công-gô.

- Bồ Đào Nha giành được Mô-dăm –bích, Ăng-go-la và một phần Ghi-nê.

- Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

- Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi.

- Ở An-giê-ri, cuộc khởi nghĩa của Áp-đen Ca-đe kéo dài từ năm 1830 đến năm 1847 thu hút đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. Thực dân Pháp phải mất hàng chục năm mới chinh phục được nước này.

- Ở Ai Cập, năm 1879, một số tri thức và sĩ quan yêu nước đã thành lập tổ chức chính trị bí mật “Ai Cập trẻ”, đề ra những cải cách mang tính chất tư sản, do Đại tá Át-mét A-ra-bi lãnh đạo. Các nước đế quốc phải can thiệp mạnh mới ngăn chặn được cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Ai Cập (1882).

- Ở Xu-đăng, ngay từ năm 1882 thực dân Anh đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của nhà truyền giáo trẻ Mu-ha-mét Át mét. Năm 1898, thực dân Anh được các nước đế quốc khác giúp đỡ, bao vây Xu-đăng, gây ra một cuộc thảm sát đẫm máu; phong trào đấu tranh ở đây thất bại.

- Nổi bật trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a. Năm 1889, thực dân I-ta-li-a tiến sâu vào nội địa, đánh chiếm một số vùng ở Ê-ti-ô-pi-a, nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân. Ngày 1-3-1896, quân I-ta-li-a thảm bại ở A-dua. Quân đội Ê-ti-ô-pi-a mặc dù bị tổn thất nặng, song đã bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Cùng với Ê-ti-ô-pi-a, Lê-bi-ri-a là nước giữ được độc lập ở châu lục này trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tâu hồi cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

- Nhìn chung, phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân Châu Phi tuy diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước, nhưng do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch, nên bị thực dân phương Tây đàn áp. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi vẫn tiếp tục phát triển trong thế kỉ XX.

Câu 2: Dựa vào lược đồ (hình 13), hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX?

Trả lời:

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Mĩ-Latinh đã có những bước tiến bộ về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ-Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này. Năm 1823, vì muốn độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có này, Mĩ đã đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”. Đến năm 1889, tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” được thành lập, gọi tắt là Liên Mĩ, dưới sự chỉ huy của chính quyền Oa-sinh-tơn. Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha để sau đó chiếm Phi-líp-pin, Cu-ba, Pu-éc-tô Ri-cô… Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” để chiếm Pa-na-ma (1903), Đô-mi-ni-ca-na, Ni-ca-ra-goa, kiểm soát Hôn-đu-rát (1911), chiếm Ha-i-ti (1914-1915) và 2 lần đem quân đánh Mê-hi-cô (1914 và 1916). Dưới danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

Câu 3: Hãy trình bày những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX — đẩu thế kỉ XX?

Lời giải:

- Quá trình xâm lược của thực dân châu Âu, đặc biệt là sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra quyết liệt.

- Hạn chế, ý nghĩa của phong trào đấu tranh.

Câu 4: Lập niên biểu quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: thời gian, tên nước, năm giành độc lập

Lời giải:

* Thời gian: Cuối XVIII

- Tên nước: Ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a.

- Năm giành độc lập: + Năm 1803 thắng lợi.

                                  + Haiti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ.

                                  + Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ La-tinh.

* Thời gian: 20 năm đầu thế kỉ XX

- Tên nước: + Mê hi cô

                   + Áchentina

                   + Urugoay

                   + Paragoay

                  + Braxin

                  + Pê-ru

                  + Colômbia

                 + Ecuađo

- Năm giành độc lập: + 1821

                                   + 1816

                                   + 1828

                                   + 1811

                                   + 1822

                                  + 1821

                                  + 1830

                                  + 1830

Câu 5: Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

- Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru-dơ-ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô-lay-tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.

- Mĩ ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chống cộng đồng (1954)...

- Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

=> Tất cả những điều nói trên chính là những chính sách biểu hiện sự bành trướng của Mĩ với các nước Mĩ la tinh. Sau này, ở Mĩ la tinh dấy lên phong trào dân chủ chống đế quốc và có giai đoạn được ví như "lục địa bùng cháy".

File tải miễn phí lịch sử lớp 11 bài 5:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập sách giáo khoa lịch sử bài 5 lớp 11 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

Đánh giá bài viết
5.0
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com