Logo

Giải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Hoa mai vàng trang 53, 54, 55, 56, 57 - Chân Trời Sáng Tạo

Giải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Hoa mai vàng trang 53, 54, 55, 56, 57 - Chân Trời Sáng Tạo. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK, hỗ trợ các em tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
1.9
23 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn Giải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Hoa mai vàng trang 53, 54, 55, 56, 57 - Chân Trời Sáng Tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 4: Hoa mai vàng trang 53, 54, 55, 56, 57 (Chân trời sáng tạo)

Khởi động

Đố bạn về một loài hoa em thích:

Hoa gì có năm cánh, màu đỏ hoặc trắng, nở vào dịp Tết?

Trả lời

Học sinh tham khảo các câu đố sau:

- Hoa gì có năm cánh, màu đỏ hoặc trắng, nở vào dịp Tết? (hoa đào)

- Hoa gì có năm cánh, màu vàng tươi, nở vào dịp Tết? (hoa mai)

- Hoa gì có rất nhiều cánh, cánh hoa nhỏ và dài, có màu vàng, trắng, tím…, loại màu vàng thường được đặt lên bàn thờ? (hoa cúc)

- Hoa gì nhỏ, nhiều cánh, màu trắng ngà, chỉ nở về đêm, mùi thơm nồng nàn và lan xa? (hoa nhài)

- Hoa gì có nhiều cánh, cánh hoa to, dày dặn, có màu đỏ, vàng, hồng, trắng, xanh, thơm nồng, thân nhiều gai? (hoa hồng)

Khám phá và luyện tập

Câu 1 trang 53 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc:

HOA MAI VÀNG

Nếu hoa đào tượng trưng cho mùa xuân của miền Bắc thì hoa mai tiêu biểu cho Tết ở miền Nam. Cả đào lẫn mai đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn.

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng mượt mà. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi cành mai rung rinh cười với gió xuân, ta liên tưởng đến hình ảnh một đàn bướm vàng rập rờn bay lượn.

Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam

Phô: để lộ ra

Cùng tìm hiểu:

1. Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?

2. Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?

3. Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh.

4. Em thích đặc điểm nào của hoa mai? Vì sao?

Trả lời

1. Hoa mai và hoa đào giống nhau ở chỗ:

- Có năm cánh hoa

- Có vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn

- Thường nở vào dịp Tết

2. Hoa mai khác hoa đào ở những điểm sau:

- Cánh hoa mai to hơn hoa đào

- Nụ hoa mai không phô hồng mà xanh màu ngọc bích

- Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào

- Cành mai uyển chuyển hơn cành đào

3. Nối như sau:

4. Học sinh trả lời theo ý thích của mình.

Gợi ý: Em thích đặc điểm “cành hoa mai ánh lên một sắc vàng mượt mà”. Vì màu sắc ấy của hoa mai gợi lên cảm giác ấm áp, tươi vui của mùa xuân.

Câu 2 trang 54 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Viết:

a. Nghe - viết: Hoa mai vàng (từ Hoa mai cũng có đến mịn màng như lụa)

b. Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố có chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa:

Như chiếc khèn nhỏ
Có màu trắng tinh
Có nhụy xinh xinh
Hương thơm ngan ngát.

(Là hoa gì?)

Hoa gì màu đỏ
Cánh mượt như nhung
Chú gà thoáng trông
Tưởng mào mình đấy?

(Là hoa gì?)

c. Đặt câu để phân biệt các cặp từ sau:

chẻ - trẻ

chông - trông

ích - ít

tích - tít

Trả lời

b. Giải câu đố:

Như chiếc khèn nhỏ
Có màu trắng tinh
Có nhụy xinh xinh
Hương thơm ngan ngát.

(Là HOA LOA KÈN)

Hoa gì màu đỏ
Cánh mượt như nhung
Chú gà thoáng trông
Tưởng mào mình đấy?

(Là HOA MÀO GÀ)

c. Học sinh tham khảo các câu sau:

- Bác Năm còn rất trẻ, nên bác chẻ củi khỏe lắm.

- Dì Hai vừa trông đàn gà, vừa tranh thủ vót chông.

- Tuy còn ít tuổi nhưng bé Hà đã làm được nhiều việc có ích.

- Huy cười tít mắt khi thấy cô giáo đánh dấu tích vào ô mình đã chọn.

Câu 3 trang 55 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm từ ngữ chỉ màu sắc.

b. Tìm thêm 3 - 4 từ ngữ chỉ màu sắc.

Trả lời

a. Ta có các từ sau:

b. Các từ ngữ chỉ màu sắc khác:

- Đen → đen thui, đen xì…

- Tím → tím ngắt, tim tím, tím sẫm…

- Vàng → vàng tươi, vàng chóe, vàng nhạt, vàng hoe…

- Đỏ → Đỏ thẫm, đỏ tươi, đỏ rực, đỏ chót…

Câu 4 trang 55 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đặt 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.

M: Con chim bói cá có bộ lông xanh biếc.

Trả lời

Học sinh tham khảo các câu sau:

- Lá bàng vào mùa thu có màu đỏ rực.

- Cây xương rồng có màu xanh lá.

- Bộ lông của chú gấu trúc có hai màu rõ rệt là đen tuyền và trắng tinh.

Câu 5 trang 56 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Kể chuyện:

a. Nghe kể chuyện.

b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh:

Sự tích cá thờn bơn

Theo Truyện cổ Grimm, Lương Văn Hồng dịch

Ngày xưa, các loại cá…

Cá thờn bơn…

Khi nghe các bạn cổ vũ cá mòi,…

Khi trời nghe thờn bơn la lối…

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Câu 6 trang 57 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Luyện tập thuật lại việc được tham gia

a. Nói 4 - 5 câu về một việc làm mà em thích theo gợi ý:

Em thích làm việc gì?

Em làm việc ấy như thế nào?

  • Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói.

Vận dụng

Câu 1 trang 57 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc một bài đọc về thiên nhiên:

a. Chia sẻ về bài đã đọc.

b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.

Câu 2 trang 57 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo

Kể tên các con vật em biết theo gợi ý:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập SGK Bài 4: Hoa mai vàng trang 53, 54, 55, 56, 57 Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.9
23 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com