Logo

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng, hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa (SGK) ngắn gọn, đầy đủ nhất. Hỗ trợ các em hiểu và nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Tin học Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng lớp 10 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Tin học.

Soạn SGK Tin Học lớp 10 Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng

Giải bài tập Tin học 10 Bài 13

Bài 1 trang 87 Tin học 10: Hãy nêu tên các hệ điều hành và các phiên bản của nó mà em biết

Lời giải:

- Hệ điều hành windows: windows 95, windows 98, windows XP, windows 7, windows 8, windows 8.1 và phiên bản mới nhất là windows 10.

- Ngoài ra còn có các hệ điều hành khác như Linux, Unbutu hay là MacOS.

Bài 2 trang 87 Tin học 10: Hãy nhận xét ưu và nhược điểm của các hệ điều hành Windows, Linux và UNIX

Lời giải:

  Ưu Nhược
Windows

Chế độ đa nhiệm

Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích;

Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ họa và đa phương tiện (Multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh- hình ảnh...

Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

Các phiên bản mới hơn của windows thể hiện các đặc trưng trên ở mức tiến bộ hơn.

Mất phí bản quyền

Đối với lập trình viên thì việc sửa lỗi hệ thống của Windows vô cùng phức tạp và mất thì giờ.

Ngoài ra thì hiện tại Windows cũng có khá nhiều lỗi nhưng do ngày càng được hoàn thiện và update nên đối với người dùng cơ bản thì windows rất phù hợp.

UNIX

Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

90% môdun của hệ thống được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao C.

Các phiên bản của UNIX có quá nhiều khác biệt, mất tính thừa kế và đồng bộ.

Mất phí

Do có tính đa nhiệm nhiều người đùng nên hệ điều hành loại này phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

Linux

Dựa trên cơ sở của UNIX.

Có tính mở rất cao: Có thể đọc hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp và sử dụng.

Không phải trả phí bản quyền

Số lượng ứng dụng chưa phong phú, chưa thống nhất.

Hệ điều hành Linux phát triển có tính mở nên không thể có một công cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.

Có ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux nên việc sử dụng nó bị hạn chế.

Bài 3 trang 87 Tin học 10: Nêu và so sánh các đặc trưng của Windows và Linux

Lời giải:

Windows Linux

Chế độ đa nhiệm;

Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ họa và văn bản giải thích;

Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (Multimedia)

Đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh

Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

Linux là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng;

Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

Linux đã cung cấp cả chương trình nguồn của toàn bộ hệ thống, làm cho nó có tính mở rất cao.

Còn ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux so với trên Windows nên việc sử dụng Linux còn bị hạn chế.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 13

1. Hệ điều hành MS – DOS

   - Là hệ điều hành đơn nhiệm 1 người dùng

   - Hệ điều hành MS DOS là của hãng Microsoft trang bị cho máy tính cá nhân IBM PC.

   - Việc giao tiếp với MS DOS được thực hiện thông qua hệ thống lệnh.

   - Được sử dụng trong những năm 80 của thế kỉ XX

2. Hệ điều hành Windows

   - là hệ điều hành đa nhiệm

   - Có một hệ thống giao diện dựa trên cơ sở bảng chọn với các biểu tượng kết hợp giữa đồ hoạ và văn bản giải thích;

   - Cung cấp nhiều công cụ xử lí đồ hoạ và đa phương tiện (Multimedia) đảm bảo khai thác có hiệu quả nhiều loại dữ liệu khác nhau như âm thanh, hình ảnh,...

   - Đảm bảo các khả năng làm việc trong môi trường mạng.

   - Ví dụ: windows XP, Windows 10,..

3. Các hệ điều hành UNIX và Linux

• Hệ điều hành UNIX

   - Được xây dựng bởi Ken Thompson và Dennics Richie vào những năm 1970.

   - Là hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng. có khả năng đảm bảo một số lượng rất lớn người dùng đồng thời khai thác hệ thống.

   - Có hệ thống quản lí tệp đơn giản và hiệu quả;

   - Có một hệ thống phong phú các môđun và chương trình tiện ích hệ thống.

Ưu điểm:

   - Do modun được viết bởi ngôn ngữ bậc cao C nên dễ dàng thay đổi, bổ sung phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

   - Được ứng dụng rộng rãi trên nhiều loại máy khác nhau, hệ thống trở nên mạnh hơn, linh hoạt hơn.

Nhược điểm: Do tính chất trên nó làm cho các phiên bản khác nhau của UNIX có nhiều sự khác biệt cơ bản, mất tính thừa kế và đồng bộ.

• Hệ điều hành Linux

   - Trên cơ sở của UNIX, năm 1991 Linus Torvalds đã phát triển một hệ điều hành mới cho máy tính cá nhân gọi là Linux.

Ưu điểm:

   - Có tính mở cao.

   - Dễ dàng đọc hiểu các chương trình hệ thống, sửa đổi, bổ sung, nâng cấp.

   - Không vi phạm bản quyền tác giả

Nhược điểm:

   - Không có một công cụ cài đặt mang tính chuẩn mực, thống nhất.

   - Việc sử dụng còn hạn chế do ít các phần mềm ứng dụng chạy trên Linux.

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Tin học Bài 13: Một số hệ điều hành thông dụng SGK lớp 10 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com