Logo

Giải bài tập Tin học lớp 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (Đầy đủ nhất)

Giải bài tập Tin học lớp 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (Đầy đủ nhất), hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa (SGK) ngắn gọn, đầy đủ nhất. Hỗ trợ các em hiểu và nắm vững kiến thức trọng tâm trong bài.
3.5
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh cùng quý thầy cô giáo tham khảo ngay hướng dẫn Soạn SGK Tin học lớp 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình ngắn gọn và đầy đủ nhất, được chúng tôi biên soạn và chia sẻ dưới đây.

Soạn SGK Tin Học lớp 11 bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình​​​​​​​

1. Các thành phần cơ bản

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

- Bảng chữ cái: là tập các kí tự được dung để viết chương trình. Không được phép dung bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái. Trong pascal bảng chữ cái bao gồm:

   + 26 chữ cái thường: a, b, c, ..., z

   + 26 chữ cái in hoa: A, B, C, ..., Z

   + 10 chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

   + Các kí tự đặc biệt:

- Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình, dựa vào chúng người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào là không hợp lệ.

- Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phái thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Ví dụ: Phần lớn các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng dấu + để chỉ phép cộng.

        a+b  i+j

Giả sử a và b là số thực thì đây là phép cộng hai số thực, I và j là 2 số nguyên thì đây là phép cộng 2 số nguyên.

- Cú pháp cho biết cách viết một chương tỉnh hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

2. Một số khái niệm

- Tên: Mọi đối tượng trong chương trình đề được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.

Trong Turbo Pascal: Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới, bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Ví dụ:

+ Các tên đúng: A , R21, _45

+ Các tên sai: A B (chứa dấu cách), 6Pq (bắt đầu bằng số), X#Y (chứa kí tự không hợp lệ).

Trong pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường: Như vậy Ab ab AB bA được tính là một tên.

Pascal phân biệt ba loại tên:

+ Tên dành riêng: là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dung với ý nghĩa riêng xác định.người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

Ví dụ (Trong pascal): program, uses, const, type, var, begin, end.

+ Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, tuy nhiên người lập trình có thể khi báo và dung cúng với ý nghĩa và mục đích khác.

Ví dụ (Trong pascal): abs(Tính giá trị tuyệt đối), sqrt(Tính căn bậc 2), break(Thoát khỏi vòng lặp),…

+ Tên do người lập trình đặt: Là tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng,tên này không được trùng với tên dành riêng.

Ví dụ: a1, delta, vidu,..

-Hằng và Biến:

+ Hằng : Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Bao gồm: Hằng số học 2; 0; -5.

Hăng Logic :TRUE; FALSE.

Hằng xâu : 'Pascal'; 'Ngon ngu lap trinh'.

+ Biến: Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Ví dụ : Ta có biến numtao để lưu số lượng táo trong giỏ.

- Chú thích: Chú thích giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ dàng hơn, chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình đích bỏ qua. Trong pascal đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu {và} hoặc (*và*).

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Tin học lớp 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình (Ngắn gọn) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
3.5
2 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com