Logo

Giải bài tập Tin Học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (Ngắn gọn nhất)

Giải bài tập Tin Học 6 Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính (Ngắn gọn nhất) có lời giải trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa (SGK). Hỗ trợ học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
5.0
1 lượt đánh giá

Hướng dẫn giải bài tập SGK Tin Học Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính lớp 6 được chúng tôi biên soạn ngắn gọn và đầy đủ, bám sát nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa. Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo dưới đây.

Bài 1 trang 25 SGK Tin Học 6

Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào?

Lời giải chi tiết

Cấu trúc chung của máy tính gồm các khối chức năng: bộ xử lí trung tâm; thiết bị vào và thiết bị ra (thường được gọi chung là thiết bị vào/ra). Ngoài ra, để lưu trữ thông tin, máy tính điện tử còn có thêm một khối chức năng quan trọng nữa là bộ nhớ.

*  Bộ xử lí trung tâm (CPU)

Bộ xử lí trung tâm có thể được coi là bộ não của máy tính. CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

*  Bộ nhớ

Bộ nhớ là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

Người ta chia bộ nhớ thành hai loại: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc.

Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Một tham số quan trọng của thiết bị lưu trữ là dung lượng nhớ (khả năng lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít).

Đơn vị chính dùng để đo dung lượng nhớ là byte (đọc là bai) (1 byte gồm 8 bit). Các thiết bị nhớ hiện nay có thể có dung lượng nhớ lên tới nhiều tỉ byte. Do vậy, người ta còn dùng các bội số của byte để đo dung lượng nhớ như Ki-lô-bai (kí hiệu là KB), Mê-ga-bai (kí hiệu là MB), Gi-ga-bai (kí hiệu là GB), ...

* Thiết bị vào/ra (Input/Output -I/O)

Thiết bị vào/ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người dùng. Các thiết bị vào/ra được chia thành hai loại chính: thiết bị nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét,... và thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ,...

Bài 2 trang 25 SGK Tin Học 6

Tại sao CPU có thể được coi như là bộ não của máy tính?

Lời giải chi tiết

CPU có thể được coi như bộ não của máy tính vì CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

Bài 3 trang 25 SGK Tin Học 6

Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.

Lời giải chi tiết

- Chức năng: Bộ nhớ máy tính là nơi lưu các chương trình và dữ liệu.

- Phân loại: Bộ nhớ máy tính được chia làm hai loại là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

+ Bộ nhớ trong được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc. Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi.

+ Bộ nhớ ngoài được dùng để lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu. Đó là đĩa cứng, đĩa CD/DVD, thiết bị nhớ flash (thường được gọi là USB),... Thông tin lưu trên bộ nhớ ngoài không bị mất đi khi ngắt điện.

Bài 4 trang 25 SGK Tin Học 6

Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra của máy tính mà em biết.

Lời giải chi tiết

Một số thiết bị vào/ ra của máy tính mà em biết:

+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột máy tính, máy quét, webcam, ...

+ Thiết bị ra: máy in, màn hình máy tính, tai nghe, loa, ...

Bài 5 trang 25 SGK Tin Học 6

Em hiểu thế nào là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên một vài phần mềm mà em biết.

Lời giải chi tiết

* Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành, ví dụ WINDOWS 7, WINDOWS 10, ...

* Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. Ví dụ, phần mểm soạn thảo để tạo ra các văn bản; phần mềm đổ hoạ để vẽ hình và xử lí ảnh; các phần mềm ứng dụng trên Internet cho phép trao đổi thư điện tử, tìm kiếm thông tin, hội thoại trực tuyến,...

Bài 6 trang 25 SGK Tin Học 6

Hãy quan sát một máy tính để bàn hoặc một máy tính xách tay, phân biệt các bộ phận cơ bản của máy tính và các thành phần bên trong thân máy (CPU, đĩa cứng, RAM).

Lời giải chi tiết

- Máy tính để bàn:

- Máy tính xách tay: 

Bài 7 trang 25 SGK Tin Học 6​​​​​​​

Quan sát một USB, đĩa CD và nhận biết dung lượng của chúng. Tìm hiểu cách sử dụng của USB và CD.

Lời giải chi tiết

- USB dung lượng 16GB: 

- Đĩa CD có dung lượng 700MB:

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Bài 4: Máy tính và phần mềm máy tính Tin Học 6, chi tiết, đầy đủ nhất, file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com