Logo

Giải bài tập tình huống môn GDCD 7 Bài 3: Tự trọng (Hay nhất)

Giải bài tập tình huống môn GDCD 7 Bài 3: Tự trọng, hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập tình huống GDCD lớp 7 hay và ngắn gọn nhất. Giúp các em hiểu sâu và ứng dụng vào các tình huống tương tự.
4.5
2 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo ngay hướng dẫn giải bài tập tình huống GDCD 7 Bài 3: Tự trọng đầy đủ và rõ ràng dưới đây.

Em đọc truyện (trang 10 Bài tập tình huống GDCD 7)

Câu 1: Tuấn định giúp bạn chuyện gì?

Trả lời:

Tuấn định giúp bạn làm bài Toán nên đã đưa giấy giáp của mình cho Thịnh chép

Câu 2: Việc Tuấn giúp bạn như vậy đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Việc Tuấn giúp đỡ bạn như vậy là sai. Bởi vì, đó không phải giúp bạn mà là hại bạn, tất cả mọi người đều phải cố gắng để hoàn thiện bài thi của mình chứ không phải đi chép bài của bạn khác.

Câu 3: Thái độ của Thịnh thế nào trước ý định giúp đỡ của Tuấn?

Trả lời:

Thái độ của Thịnh rất kiên quyết và giàu lòng tự trọng trước sự giúp đỡ của Tuấn. Thịnh nhất quyết không chép bài, không nhận sự giúp đỡ của Tuấn.

Câu 4: Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Thịnh kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của Tuấn?

Trả lời:

Đề thi Toán rất khó, Thịnh không làm được bài, ngồi cắn bút, toát mồ hôi, chảy nước mắt. Nhưng Thịnh đã đẩy thờ giấy nháp mà Tuấn đưa cho, khi Tuấn quát to “Mặc kệ ấy” thì Thịnh phản hồi lại: “Không, tớ không chép”

Câu 5: Theo em, sự kiên quyết từ chối của Thịnh đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, sự kiên quyết của Thịnh là đúng. Bởi vì, Thịnh đã thực hiện đúng nội quy thi cử, tôn trọng thầy cô và bạn bà, tôn trọng cả chính mình. Thịnh làm bài với sự nỗ lực, không luồn cúi, hành vi của Thịnh giàu tự trọng.

Em suy nghĩ (trang 11 Bài tập tình huống GDCD 7)

Câu 1: Tình huống nào sau đây thể hiện sự biết tự trọng hoặc không biết tự trọng? Hãy nghi vào vở!

(1) Bạn A lười học nên thường bị điểm xấu. Cô giáo đưa ra phê bình, nhắc nhở trước lớp nhiều lần, nhưng bạn A vẫn không tiến bộ

(2) Nhà ông H thuộc loại nghèo trong làng. Nhưng mỗi lần ra khỏi nhà, ông đều ăn mặc nghiêm chỉnh mặc dù không phải loại đắt tiền, chỉ là loại bình thường. Ông thường nói: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

(3) Kĩ sư X (có trình độ chuyên môn tốt) là thí sinh đạt giải Fét-ti-van về khoa học kĩ thuật – tin học nâng cao năm 2002 do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức. Mặc dù 2 lần tham gia trước, anh không được giải gì nhưng anh vẫn không bỏ cuộc. Sau khi thi xong, có người hỏi kĩ sư X:

- Anh có chắc đoạt giải không?

Kĩ sư X khẳng định:

- Tôi tin rằng mình sẽ đoạt giải.

Trả lời:

Tình huống thể hiện sự tự trọng là: (2) và (3)

Tình huống không biết tự trọng là: (1)

Câu 2: Tìm những từ đồng nghĩa với tự trọng.

Trả lời:

Từ đồng nghĩa với tự trọng là: tự tôn, trung thành, trung thực, trong sáng, hiên ngang, bất khuất...

Bài học rút ra

Em hãy rút ra bài học về đạo đức, ý thức công dân và ghi vào vở.

Trả lời:

- Lòng tự trọng là biết gìn giữ phẩm chất, nhân cách của mình. Lòng tự trọng xuất phát từ sâu trong tim mỗi con người, từ ngay chính sự trung thực, sự tận tụy trong công việc và học tập.

- Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực... Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều người thành đạt, nhưng họ không bao giờ kiêu ngạo hay khoe khoang. Họ sống là chính mình, sống không hổ thẹn. Họ thành công nhưng chưa bao giờ bị thành công và hào quang vùi lấp. Họ yêu quý và giúp đỡ những người xung quanh. Vì họ ý thức được rằng cái gì cũng có giá của nó. Lòng tự trọng sẽ gắn kết trái tim mỗi người lại với nhau.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về giải bài tập tình huống môn GDCD 7 Bài 3: Tự trọng file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
4.5
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com