Logo

Giải bài tập Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 108, 109 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 108, 109 Kết Nối Tri Thức hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK. Hỗ trợ các em học sinh tiếp thu bài mới đạt hiệu quả nhất.
5.0
1 lượt đánh giá

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 Luyện tập chung trang 108, 109 Kết Nối Tri Thức hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Toán.

Giải bài tập SGK Toán 6 Kết Nối Tri Thức Luyện tập chung trang 108, 109

Bài 5.11 trang 108 Toán lớp 6 Tập 1:

Trong các hình bên, em hãy chỉ ra:

a) Những hình có tâm đối xứng;

b) Những hình có trục đối xứng.

Lời giải:

a) Hình có tâm đối xứng: cánh quạt

b) Những hình có trục đối xứng: tam giác đều (3 trục đối xứng), cánh quạt (4 trục đối xứng), trái tim (1 trục đối xứng), cánh diều (1 trục đối xứng).

Bài 5.12 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các hình dưới đây, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?

Lời giải:

+) Không có hình nào có tâm đối xứng

+) Hình có trục đối xứng là: hình b); hình c)

Bài 5.13 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ các hình sau vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng.

Lời giải:

+) Dùng thước thẳng (hoặc nhìn lưới ô vuông) để xác định các điểm đối xứng với các đỉnh của phần hình đã cho qua đường thẳng d rồi nối chúng lại với nhau một cách thích hợp

Vẽ hình để được hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng là:

Bài 5.14 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Vẽ hình dưới đây vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được hình nhận điểm O làm tâm đối xứng.

Lời giải:

Hình vẽ nhận điểm O làm tâm đối xứng là:

Bài 5.15 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Trong các hình sau, hình nào có trục đối xứng, hình nào có tâm đối xứng?

Lời giải:

+) Hình a) có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng (chữ S, chữ O có tâm đối xứng nhưng chữ S không có trục đối xứng). Vậy tâm đối xứng của hình a) là tâm của chữ O:

+) Hình b) có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng (chữ V, chữ T có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng). Vậy trục đối xứng của hình b) là trục đối xứng của chữ T:

Bài 5.16 trang 109 Toán lớp 6 Tập 1: Hình gấp khúc dưới đây gồm bốn đoạn thẳng có độ dài bằng 1 cm. Em hãy vẽ thêm một đường gấp khúc có độ dài bằng 8 cm để được một hình có cả trục đối xứng và tâm đối xứng.

Lời giải:

Có rất nhiều cách vẽ. Dưới đây là một số ví dụ

►►CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập Toán 6 Luyện tập chung trang 108, 109 Kết Nối Tri Thức ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com