Logo

Bài tập Toán Lớp 4: Luyện tập trang 55 (Tập 1) có lời giải chi tiết

Hướng dẫn phương pháp giải dạng bài liên quan đến hình tam giác, hình chữ nhật đơn giản, dễ hiểu, bám sát nội dung kiến thức chương trình toán lớp 4 là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh và thầy cô giáo.
5.0
1 lượt đánh giá

Để giải một dạng Toán có rất nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng biệt. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 4 và thầy cô giáo phương pháp giải dạng toán liên quan đến đặc điểm, tính chất chất hình tam giác, hình chữ nhật được thể hiện qua Bài 21: Luyện tập Toán 4 trang 55 TẬP 1 hay, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát nội dung chương trình SGK MỚI của Bộ GD&ĐT.

LỜI GIẢI BÀI TẬP TOÁN LỚP 4 TRANG 55 (TẬP 1):

BÀI 21: LUYỆN TẬP​​​​​​​

Bài 1:

Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:

Lời giải:

a) + Góc đỉnh A là góc vuông.

+ Tại đỉnh B có 3 góc đều là góc nhọn.

+ Góc đỉnh C là góc nhọn.

+ Góc đỉnh M, cạnh MA, MB là góc nhọn.

+ Góc đỉnh M, cạnh MB, MC là góc tù

+ Góc đỉnh M, cạnh MA, MC là góc bẹt

b) Các góc vuông là:

+ Góc đỉnh A;

+ Góc đỉnh B, cạnh BD, BC là góc vuông

+ Góc đỉnh D, cạnh DA, DC là góc vuông

Các góc nhọn là:

+ Góc đỉnh B; cạnh BA, BD là góc nhọn

+ Góc đỉnh C

+ Góc đỉnh D, cạnh DB, DC là góc nhọn

+ Góc đỉnh D, cạnh DA, DB là góc nhọn

+ Góc đỉnh B, cạnh BA, BC là góc tù

Nói thêm:

- Ở câu a: có 1 góc vuông, 5 góc nhọn, 1 góc từ và 1 góc bẹt

- Ở câu b: có 3 góc vuông, 4 góc nhọn, 1 góc tù, 0 góc bẹt

Bài 2:

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: (dựa vào Hình vẽ)

- AH là đường cao của hình tam giác ABC

- AB là đường cao của hình tam giác ABC

Lời giải:

Ghi chữ S vào ô thứ nhất của tam giác ABC (Vì AH không vuông góc với BC)

Ghi chữ Đ vào ô thứ hai ( vì AB vuông góc với BC)

 

Bài 3:

Cho đoạn thằng AB = 3cm (như hình vẽ)

Hãy vẽ hình vuông ABCD (có cạnh AB)

Lời giải:

Học sinh tự vẽ đoạn thẳng AB = 3cm rồi từ đó vẽ hình vuông ABCD.

Mẫu tham khảo:

Bài 4:

a) Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều rộng AD = 4cm.

b) Xác định trung điểm M của cạnh AD, trung điểm N của cạnh BC. Nối điểm M và điểm N ta được các hình tứ giác đều hình chữ nhật

- Nêu tên các hình chữ nhật đó.

- Nêu tên các cạnh song song với cạnh AB

Lời giải:

a) Học sinh vẽ hình chữ nhật ABCD

b) Trên cạnh AD lấy điểm M sao cho: AM = 4 : 2 = 2 (cm)

Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho: BN = 2cm

M và N là trung điểm của AD và BC

- Các hình chữ nhật có ở hình bên là: ABNM, MNCD, ABCD

- Các cạnh song song với cạnh AB là: MN, DC

File tải miễn phí Hướng dẫn giải Bài tập Toán Lớp 4 trang 55 -  Bài 21: Luyện tập (Tập 1): 

Chúc các bạn ôn luyện hiệu quả!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com