Logo

Giải Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit trang 6 SGK

Giải Hoá học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit trang 6 SGK giúp các em ôn tập sâu kiến thức thông qua hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa bằng các phương pháp giải hay, ngắn gọn. Hỗ trợ các em học tập tốt môn Hoá lớp 9.
5.0
0 lượt đánh giá

Sau bài học các em sẽ có cái nhìn cơ bản về Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu các vấn đề sâu hơn sau này.

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 1

Giải bài 1 trang 6 SGK Hóa 9

Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:

a) Nước.

b) Axit clohiđric.

c) Natri hiđroxit.

Viết các phương trình phản ứng.

Lời giải:

a) Những oxit tác dụng với nước:

CaO + H2O → Ca(OH)2

SO3 + H2O → H2SO4

b) Những oxit tác dụng với axit clohiđric:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

c) Những oxit tác dụng với dung dịch natri hiđroxit:

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

Giải bài 2 trang 6 SGK Hóa 9

Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau.

Lời giải:

Những cặp chất tác dụng với nhau từng đôi một:

H2O + CO2 → H2CO3

H2O + K2O → 2KOH

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

KOH + CO2 → KHCO3

K2O + CO2 → K2CO3

Giải bài 3 trang 6 SGK Hóa 9

Từ những chất sau: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn một chất thích hợp điền vào các phản ứng:

a) Axit sunfuric + ... → kẽm sunfat + nước

b) Natri hiđroxit + ... → natri sunfat + nước

c) Nước + ... → axit sunfurơ

d) Nước + ... → canxi hiđroxit

e) Canxi oxit + ... → canxi cacbonat

Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

b) 2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

c) H2O + SO2 → H2SO3

d) H2O + CaO → Ca(OH)2

e) CaO + CO2 → CaCO3

Giải bài 4 trang 6 SGK Hóa 9

Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng với:

a) nước để tạo thành axit.

b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.

c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.

d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.

Viết các phương trình phản ứng hóa học trên.

Lời giải:

a) CO2, SO2 tác dụng với nước tạo thành axit:

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

b) Na2O, CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ:

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Na2O, CaO, CuO tác dụng với axit tạo thành muối và nước:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

d) CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Giải bài 5 trang 6 SGK Hóa 9

Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình phản ứng hóa học.

Lời giải:

Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm (dư) (Ca(OH)2, NaOH…) khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Giải bài 6 trang 8 SGK Hóa 9

Cho 1,6g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

b) Xét tỉ lệ số mol của đề bài cho và số mol của phương trình của 2 chất tham gia CuO và H2SO4 ta có:  ⇒ H2SO4 dư CuO phản ứng hết

Khối lượng CuSO4 tạo thành, H2SO4 phản ứng tính theo số mol CuO:

Theo phương trình ta có:

Cứ 1 mol CuO tác dụng với 1 mol H2SO4 tạo ra 1 mol CuSO4

⇒ 0,02 mol CuO sẽ tác dụng với 0,2 mol H2SO4 và tạo ra 0,02 mol CuSO4

nCuSO4= nCuO = 0,02 mol ⇒ mCuSO4 = 0,02 x 160 = 3,2g.

Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:

mH2SO4 dư = mban đầu – mpư = 20 – (98 x 0,02)= 18,04g.

Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:

Lý thuyết Hóa 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

I. Tính chất hóa học của oxit

1. Oxit bazơ: Oxit bazơ có những tính chất hóa học nào ?

a) Tác dụng với nước Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).

Ví dụ:

  Na2O + H2O → 2NaOH

  BaO + H2O → Ba(OH)2

Những oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, Rb2O, Cs2O, CaO, BaO, SrO.

b) Tác dụng với axit: Oxit bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

  BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

  Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

c) Tác dụng với oxit axit: Một số oxit bazơ, là những oxit bazơ tan trong nước tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ:

  

2. Oxit axit: Oxit axit có những tính chất hóa học nào ?

a) Tác dụng với nước: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

  SO3 + H2O → H2SO4

  P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.

b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Oxit axit + dung dịch bazơ → muối + nước.

Ví dụ:

  CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O

  CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.

c) Tác dụng với oxit bazơ: Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Ví dụ:

  

3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…

Ví dụ:

  Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

  Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…

II. Khái quát về sự phân loại oxit

Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại oxit thành 4 loại như sau:

1. Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2. Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

3. Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch axit và tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

4. Oxit trung tính hay còn gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Hoá học 9 Bài 1: Nguyên tố hóa học trang 6 SGK file PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
0 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com