Logo

Soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo chi tiết và chính xác, bám sát yêu cầu trong SGK KHTN lớp 6. Hỗ trợ học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học.
1.8
9 lượt đánh giá

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn soạn Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 4: Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

Giải Hình thành kiến thức mới 1 trang 18 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Cảm nhận của em về chiều dài đoạn AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?

Gợi ý

Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

Giải Hình thành kiến thức mới 2 trang 18 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả chính xác không ta phải làm như thế nào?

Gợi ý

Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm. Muốn có kết quả chính xác cần phải dùng dụng cụ để đo (thước kẻ)

Giải Hình thành kiến thức mới 3 trang 19 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy

Gợi ý

Một số loại thước đo chiều dài: thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp,... Sản xuất ra nhiều loại thước đo như vậy để có thể sử dụng phù hợp với từng mục đích đo khác nhau

Giải Luyện tập trang 19 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng

Gợi ý

Hình 4.2a: GHĐ là 20cm, ĐCNN là 1mm

Thước kẻ học sinh sử dụng:

Học sinh tự quan sát GHĐ và ĐCNN trên thước kẻ mình sử dụng và ghi lại kết quả
Lưu ý: GHĐ là chiều dài lớn nhất ghi trên thước, ĐCNN là chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước

Thực hành đo chiều dài

Giải Hình thành kiến thức mới 4 trang 19 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

Gợi ý

Cách đo chiều dài trong trường hợp a nhanh hơn và chính xác hơn.

Bởi vì:

  • Trường hợp b: chiều dài của bàn dài gấp nhiều lần so với GHĐ của thước kẻ, nếu sử dụng thước kẻ để đo chiều dài của bàn sẽ mất nhiều lần đo, nên mất thời gian lâu hơn và đồng thời kết quả đo bằng tổng của các lần đo cộng lại sẽ có chênh lệch sai số.
  • Ngược lại, Trường hợp a: Thước cuộn có GHĐ dài hơn so với chiều dài của bàn, khi sử dụng sẽ chỉ cần đo trong 1 lần , thời gian đo nhanh hơn và cho kết quả đo chính xác hơn.

Giải Hình thành kiến thức mới 5 trang 20 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Gợi ý

Ở hình 4.4, cách đặt thước để đo chiều dài bút chì tại mục c là đúng

Giải Hình thành kiến thức mới 6 trang 20 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

Gợi ý

Ở hình 4.5, cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì tại mục c là đúng

Giải Hình thành kiến thức mới 7 trang 20 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu?

Gợi ý

Hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 6.8cm, hình 4.6a kết quả đo chiều dài bút chì là 7cm

Giải Hình thành kiến thức mới 8 trang 20 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2

Gợi ý

Học sinh tự thực hành đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.

Giải Luyện tập trang 21 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?

Gợi ý

Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau:

    • Dụng cụ:
      • Các loại thước;
      • Bàn học;
      • Quyển sách Khoa học tự nhiên 6.
    • Tiến hành đo:
      • Ước lượng chiều dài bàn học, chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6;
      • Lựa chọn thước đo phù hợp;
      • Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của bàn, quyển sách;
      • Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bàn, quyến sách theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bàn, quyển sách;
      • Ghi kết quả đo được theo mẫu bảng 4.2.
  • Chiều dài đoạn thẳng AB = 2cm và chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Nhận xét: Chiều dài đoạn thẳng AB = chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật

Gợi ý:

Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật: Ta uớc lượng và cảm thấy một chiếc hộp có thể đựng được đồ vật chúng ta muốn đặt vào. Tuy nhiên khi đặt đồ vật vào lại không vừa, do đồ vật đó có kích thước lớn hơn so với chiều dài, chiều rộng của chiếc hộp đó. Vậy, chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của các vật

Giải Vận dụng trang 21 SGK KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em

Gợi ý

Cách đo chiều cao của hai bạn trong lớp:

  • Bước 1: Ước lượng chiều cao của 2 bạn.
  • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
  • Bước 3: Đặt thước đo vuông góc với mặt đất.
  • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài mỗi lần đo nhận được theo giá trị của vạch chia gần nhất so với đầu kia.
  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo. Cuối cùng cộng các kết quả đo lại ta được tổng là chiều cao của bạn cần đo.

Bài tập Khoa học tự nhiên Bài 4: Đo chiều dài

Câu 1. Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.

Ví dụ: thước kẻ. GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1mm

Câu 2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là

A. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm.

B. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.

C. GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.

D. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 mm.

Chọn A

Câu 3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.

Gợi ý

Học sinh ước lượng chiều dài lớp học, chọn thước đo phù hợp. Tiến hành đo chiều dài lớp học, ghi lại kết quả và so sánh với chiều dài đã ước lượng ban đầu.

  • Cụ thể, khi đo chiều dài của lớp học bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:
    • Bước I: Ước lượng chiều dài của lớp học.
    • Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
    • Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.
    • Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của lớp học.
    • Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Câu 4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.

Cách để đo độ dài gần đúng quãng đường từ cổng trường đến lớp học: Trước tiên, đo chiều dài của một bước chân. Sau đó đi từ cổng trường vào lớp học, chú ý đi đều mỗi bước chân. Rồi lấy số bước chân đi được từ cổng trưởng đến lớp học nhân với độ dài mỗi bước chân, ghi lại kết quả đo quãng đường tử cổng trường đến lớp học lần 1. Đo lại lần 2 và lần 3 tương tự.

độ dài quãng đường từ cổng trường đến lớp học = (kết quả đo lần 1+ kết quả đo lần 2+ kết quả đo lần 3) / 3

(Có thể tiến hành đo lại nhiều lần để nhận kết quả chính xác hơn)

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài - Chân trời sáng tạo file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.8
9 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com