Logo

Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian - Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian - Kết nối tri thức (KNTT) chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp các em học sinh hiểu và tiếp thu bài giảng đạt hiệu quả.
1.5
4 lượt đánh giá

Hướng dẫn trả lời các bài tập, câu hỏi trang 53, 54, 55 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian bộ sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức chính xác nhất, mời các em học sinh và thầy cô tham khảo chi tiết dưới đây.

Câu hỏi trang 53 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1 MĐ

Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt?

Lời giải chi tiết:

Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.

Câu hỏi trang 53 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1 CH 1

Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi sau:

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
 

Phương pháp giải:

- Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.

- Sử dụng công thức: v=stv=st

Lời giải chi tiết:

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ là:

v=st=1803=60(km/h)v=st=1803=60(km/h)

Câu hỏi trang 53 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1 CH 2

Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Phương pháp giải:

Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.

Lời giải chi tiết:

Từ số liệu ta thấy, trong khoảng thời gian từ 3h – 4h ô tô dừng lại ở quãng đường 180 km.

Câu hỏi trang 54 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1

Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

Lời giải chi tiết:

- Vẽ đồ thị:

 

- Nhận xét: Các đường nối này là các đường thẳng.

Câu hỏi trang 55 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1 CH 1

Từ đồ thị ở Hình 10.2:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành.

Phương pháp giải:

- Dựa vào hình 10.2 để mô tả chuyển động.

- Sử dụng các công thức: ⎧⎪⎨⎪⎩v=stt=svs=vt{v=stt=svs=vt

Lời giải chi tiết:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu:

- Trong 3 giờ đầu: ô tô chuyển động thẳng đều.

- Trong khoảng từ 3h – 4h: ô tô dừng lại sau khi đi được 180 km.

b) Từ đồ thị ta thấy:

- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.

Suy ra: tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là st=601=1202=1803=60(km/h)st=601=1202=1803=60(km/h)

c) Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là:

s=v.t=60.1,5=90kms=v.t=60.1,5=90km

Câu hỏi trang 55 SGK TN&XH 7 KNTT tập 1 CH 2

Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6h30min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h30min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình.

Phương pháp giải:

- Sử dụng các công thức: ⎧⎪⎨⎪⎩v=stt=svs=vt{v=stt=svs=vt

- Sử dụng kĩ năng vẽ đồ thị.

Lời giải chi tiết:

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:

 

b)

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

v1=s1t1=100015=2003(m/ph)=4(km/h)v1=s1t1=100015=2003(m/ph)=4(km/h)

Tốc độ của bạn A trong 10 min cuối hành trình là:

v2=s2t2=2000−150030−20=50(m/ph)=3(km/h)v2=s2t2=2000−150030−20=50(m/ph)=3(km/h)

Vậy trong 15 min đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 min cuối đi với tốc độ 3 km/h.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download Giải Khoa học tự nhiên KNTT lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
1.5
4 lượt đánh giá
Tham khảo thêm:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
    Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
    Copyright © 2020 Tailieu.com