Logo

Giải Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

Giải Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5 Tập 1 sách giáo khoa chương trình mới chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu nhất giúp các em tiếp thu bài học mới đạt hiệu quả.
2.8
2 lượt đánh giá

Nội dung hướng dẫn giải Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lý lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Lịch sử lớp 5.

Hoạt động cơ bản - Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) Lịch sử và Địa lý VNEN lớp 5

1. Tìm hiểu vể Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (nảm 1951) (trang 49 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát hình và đọc thông tin (trang 49 sgk).

b. Trả lời câu hỏi:

- Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là:

- Đẩy mạnh tinh thần yêu nước

- Tăng cường thi đua

- Chia ruộng đất cho nông dân.

2. Khám phá các hoạt động sản xuất và văn hóa - giáo dục ở hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới (trang 50 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát hình 2, 3 và đọc thông tin trong sơ đồ để trả lời câu hỏi (trang 50 sgk).

- Nêu những hoạt động chủ yếu của hậu phương sau chiến thắng Biên giới.

- Việc Bác Hồ thăm công binh xưởng nói lên điều gì?

- Hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm giữa quân với dân trong kháng chiến thông qua hình ảnh Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp.

Trả lời:

- Sau chiến thắng Biên gưới, hậu phương có hai hoạt động chủ yếu là:

   + Về kinh tế: Thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến

   + Về văn hóa - giáo dục: Các trường đại học Sư phạm, Đại học Y - Dược đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến. Học sinh phổ thông vừa học tập, vừa hăng hái tham gia sản xuất.

- Việc Bác Hồ thăm công binh xưởng cho ta thấy sự quan tâm sâu sắc của Bác trong việc chế tạo vũ khí, củng cố quân sự phục vụ cho chiến đấu

- Khi nhìn thấy hình ảnh Bộ đội giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp, em cảm thấy tình cảm giữa quân với dân trong kháng chiến thật khăng khít. Trong thời gian chưa chiến đấu, bộ đội nhiệt tình, ân cần giúp dân cấy lúa, làm nông vụ; còn người dân hăng say thi đua sản xuất để phục vụ cho tiền tuyến.

b. Quan sát hình và đọc thông tin, thảo luận để trả lời câu hỏi (trang 51 sgk).

- Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952) có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?

Trả lời:

- Theo em, việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc (1952) có tác dụng rất lớn đến các chiến sĩ. Động viên, khích lệ tinh thần yêu nước, hăng say chiến đấu, đánh đuổi giặc Pháp.

3. Cùng tìm hiểu vể tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (trang 51 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

- Đọc đoạn văn và xác định vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên lược đồ

Trả lời:

- Tập đoạn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Tây Bắc, dưới tỉnh Lai Châu và giáp với biên giới nước Lào.

4. Tìm hiểu vể sự chuẩn bị của quân dân ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (trang 52 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, 8 (trang 52, 53 sgk).

b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy cho biết quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Em có nhận xét gì về tinh thần của nhân dân ta trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ thông qua hai hình: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và Bộ đội ta kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ?

Trả lời:

- Trung ương Đảng và Bác Hồ mở chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm dành thắng lợi trong trận chiến này. Điều này được thể hiện ở chỗ:

   + Các chiến sĩ từ mọi mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ

   + Hàng tấn vũ khí được chuyển lên trận địa

   + Gần ba vạn hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men lên Điện Biên Phủ.

- Thông qua hai hình: Đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và Bộ đội ta kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ, em thấy

   + Nhân dân ta đã không ngại khó khăn, hiểm trở, vẫn luôn nhiệt huyết và lao động hăng say không biết mệt mỏi.

   + Nhân dân ta đã sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất, với một niềm tin chiến thắng.

5. Tìm hiếu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. (trang 53 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc thông tin và quan sát hình dưới đây (trang 55, 56 sgk)

b. Thảo luận và trả lời các câu hồi:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc của chiến dịch.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ?

- Hành động của anh Phan Đình Giót trong trận đánh ở Him Lam thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt.

   + Ngày 13/3/1954 chiến dịch bắt đầu

   + Ngày 7/5/1954 chiến dịch kết thúc.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh chiến dịch có vai trò nghiên cứu tình hình và đưa ra phương án tác chiến phù hợp nhằm đem lại thắng lợi cho quân và dân ta.

- Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh Phan Đình Giót đế đồng đội xông lên tiêu diệt địch trong trận đánh ở Him Lam thể hiện tinh thần quả cảm, quyết tâm tiêu diệt giặc của anh. Sự hi sinh cao cả ấy đã góp phần vào thắng lợi cua chiến dịch.

6. Khai thác thông tin về ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ. (trang 55 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát hai hình và đọc các ý kiến dưới đây (trang 55 sgk)

b. Thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trả lời:

Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ là:

- Đó là cột mốc chói lọi của lịch sử, là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

- Đây là chiến thắng làm thay đổi lịch sử, cổ vũ tinh thần ch những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới.

- Thắng lợi này mau chóng chấm dứt sự cai trị của Pháp ở Đông Dương cũng như sự hiện diện của nước này ở Đông Nam Á.

Hoạt động thực hành - Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) Lịch sử và Địa lý 5 VNEN

1. Đọc các câu sau đây, ghi những câu đúng vào vở: (trang 56 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp vào tháng 2 - 1951.

b. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra cuôì năm 1953.

c. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc đã bầu được 7 anh hùng trong phong trào thi đua yêu nước.

d. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

e. Điện Biên Phủ là thung lũng ở phía đông bắc của Việt Nam.

g. Trung ương Đảng và Bác Hồ nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phú.

h. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3-1954 đên ngày 7-5-1954, được chia làm 3 đợt.

Trả lời:

Các câu đúng là:

a. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng họp vào tháng 2 - 1951.

c. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc đã bầu được 7 anh hùng trong phong trào thi đua yêu nước.

d. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

g. Trung ương Đảng và Bác Hồ nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phú.

h. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13-3-1954 đên ngày 7-5-1954, được chia làm 3 đợt.

2. Trả lời câu hỏi sau (ghi đáp án vào vở): (trang 56 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

- Sau năm 1950, hậu phương của ta phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?

Trả lời:

- Sau năm 1950, hậu phương của ta phát triển góp phần tạo nên sức mạnh to lớn và niềm tin chiến thắng cho cả nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Tô màu vào các mũi tên chỉ hướng tấn công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ (dùng ba màu để phân biệt ba đợt tấn công). (trang 56 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Trưởng nhóm đến góc học tập lấy Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (lược đồ với các mũi tên chưa có màu)

b. Cùng thảo luận và hoàn thành bài tập

Trả lời:

4. Hoàn thiện phiếu học tập. (trang 57 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Trưởng nhóm đến góc học tập lấy phiếu học tập.

b. Thảo luận và điền thông tin vào phiếu học tập

- Cùng hoàn thành bảng sau về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Thời gian      
Kết quả      
Ý nghĩa của chiến dịch  
Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu  

Trả lời:

Chiến dịch Điện Biên Phủ Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Thời gian 13/3/1954 30/3/1954 1/5/1954
Kết quả Tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía Bắc: Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo Kiểm soát các cứ điểm phía Đông  
Ý nghĩa của chiến dịch Một mộc son bằng vàng chói lọi của lịch sử
Chiến thắng làm thay đổi lịch sử
Cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên thế giới
Một số nhân vật lịch sử tiêu biểu Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phan Đình Giót.

Hoạt động ứng dụng - Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN

1. (trang 58 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy sưu tầm và ghi lại một số câu thơ, hoặc lời bài hát, hoặc sưu tầm các hình ảnh, hoặc các bài báo về chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trả lời:

Bài thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ : QUÂN TA TOÀN THẮNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

20 tháng 11 năm cũ,
Giặc Pháp nhảy dù Điện Biên Phủ.
Hăm mốt tiểu đoàn tinh nhuệ nhất,
Xe tăng, súng lớn đầy chồng chất.
Chúng khoe rằng: "Kế hoạch Na-va
Thật là mạnh dạn và tài hoa.
Phen này Việt Minh phải biết tay,
Quan thầy Mỹ thì vui lòng thay!"
Các báo phả n động khắp thế giới
Inh ỏi tâng bốc Na-va tới.
*
Bên ta thì: Bộ đội, dân công quyết một lòng,
Xẻ non, đắp suối, vượt qua sông,
Khắc phục khó khăn và hiểm trở;
Đánh cho giặc tan mới hả dạ;
Lặng lẽ chuẩn bị suốt tháng ngày,
Không quản gian khổ và đắng cay;
Quyết tâm làm cho tròn nhiệm vụ
Đã hứa với Bác, Đảng, Chính phủ.
13 tháng 3 ta tấn công,
Giặc còn ở trong giấc mơ nồng:
"Mình có thầy Mỹ lo cung cấp;
Máy bay cao cao, xe tăng thấp,
Lại có Na-va cùng Cô-nhi,
Những tay tướng giỏi nắm chỉ huy.
Chúng mình chuyến này nhất định thắng,
Việt Minh ắt thua chạy quýnh cẳng".
*
Hơn 50 ngày ta đánh đồn,
Ta chiếm một đồn, lại một đồn.
Quân giặc chống cự tuy rất hăng,
Quân ta anh dũng ít ai bằng.
Na-va, Cô-nhi đều méo mặt,
Quân giặc tan hoang, ta vây chặt,
Giặc kéo từng loạt ra hàng ta,
Quân ta vui hát "khải hoàn ca".
Mười ba quan năm đều hàng nốt,
Tên tướng chỉ huy cũng bị nhốt.
Một vạn sáu ngàn tên giặc Tây,
Đều là tù binh hoặc bỏ thây.
*
Thế là quân ta đã toàn thắng
Toàn thắng là vì rất cố gắng.
Chiến sĩ viết thư dâng Cụ Hồ:
"Xin Bác vui lòng mà nhận cho
Món quà chúc thọ sinh nhật Bác,
Chúng cháu cố gắng đã sắm được".

Tác giả của Bài thơ nay là Hồ Chí Minh người cha già dân tộc, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Bác viết bài thơ xuất phát từ cảm xúc cao độ về chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ vang dội của quân đội ta. Đây là bài thơ khá dài gồm 45 câu, bài thơ này Bác dùng hình thức tự sự, có bốn đoạn, mỗi đoạn cách nhau bằng dấu hoa thị.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Lịch sử và Địa lý lớp 5 VNEN Bài 7: Từ sau chiến thắng biên giới đến chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết
2.8
2 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com