Logo

Giải SBT Toán Hình 9 trang 162, 163 Tập 1 (Chính xác nhất)

Giải SBT Toán Hình 9 trang 162, 163: Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, hỗ trợ các em học sinh củng cố kiến thức và hiểu rõ phương pháp giải các dạng bài tập trong sách bài tập.
5.0
1 lượt đánh giá

Giải bài tập sách bài tập Toán Hình lớp 9: Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn được chúng tôi sưu tầm và đăng tải. Đây là lời giải kèm phương pháp giải hay các bài tập trong chương trình Sách bài tập Toán 9. Là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác, chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu, giảng dạy bài học mới đạt hiệu quả.

Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Bài 35 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Trên mặt phẳng tọa độ cho điểm I có tọa độ (-3; 2). Nếu vẽ đường tròn tâm I bán kính bằng 2 thì đường tròn đó có vị trí như thế nào đối với các trục tọa độ?

Lời giải:

Kẻ IA ⊥ Ox

Ta có: IA = 2 = R

Suy ra đường tròn (I) tiếp xúc với trục hoành

Kẻ IB ⊥ Oy

Ta có : IB = 3 > R

Suy ra đường tròn và trục tung không có điểm chung.

Bài 36 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đường thẳng a. Tâm I của tất cả các đường tròn có bán kính 5cm và tiếp xúc với đường thẳng a nằm trên đường nào ?

Lời giải:

Vì đường tròn tâm I bán kính 5cm tiếp xúc với đường thẳng a nên khoảng cách từ I đến a là 5cm.

Vậy I nằm trên hai đường thẳng x và y song song với a, cách a một khoảng bằng 5cm.

Bài 37 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho điểm A cách đường thẳng xy là 12cm. Vẽ đường tròn (A ; 13cm)

a. Chứng minh rằng đường tròn (A) có hai giao điểm với đường thẳng xy

b. Gọi hai giao điểm nói trên là B và C. Tính độ dài BC.

Lời giải:

a. Kẻ AH ⊥ xy

Ta có: AH = 12cm

Bán kính đường tròn tâm I là 13cm nên R = 13cm

Mà AH = d = 12cm

Nên suy ra d < R

Vậy (A; 13cm) cắt đường thẳng xy tại hai điểm phân biệt B và C

b. Áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông AHC ta có:

AC2 = AH2 + HC2

Suy ra: HC2 = AC2 – AH2 = 132 – 122 = 25 => HC = 5 (cm)

Ta có: BC = 2.HC = 2.5 = 10 (cm).

Bài 38 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đường tròn (O) bán kính bằng 2cm. Một đường thẳng đi qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn và cắt đường tròn tại B và C, trong đó AB = BC. Kẻ đường kính COD. Tính độ dài AD.

Lời giải:

Trong tam giác ACD, ta có :

B là trung điểm của AC (gt)

O là trung điểm của CD

Nên OB là đường trung bình của ∆ACD

Suy ra : OB = (1/2).AD (tính chất đường trung bình của tam giác)

Vậy AD = 2.OB = 2.2 = 4 (cm)

Bài 39 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho hình thang vuông ABCD có góc A = góc D = 90o, AB = 4cm, BC = 13cm, CD = 9cm.

a. Tính độ dài AD

b. Chứng minh rằng đường thẳng AD tiếp xúc với đường tròn có đường kính là BC

Lời giải:

a. Kẻ BE ⊥ CD

Suy ra tứ giác ABED là hình chữ nhật

Ta có: AD = BE

AB = DE = 4 (cm)

Suy ra: CE = CD – DE = 9 – 4 = 5 (cm)

Áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông BCE ta có :

BC2 = BE2 + CE2

Suy ra : BE2 = BC2 – CE2 = 132 – 52 = 144

BE = 12 (cm)

Vậy: AD = 12 (cm)

b. Gọi I là trung điểm của BC

Ta có: IB = IC = (1/2).BC = (1/2).13 = 6,5 (cm) (1)

Kẻ IH ⊥ AD. Khi đó HI là đường trung bình của hình thang ABCD.

Từ (1) và (2) suy ra : IB = IH = R

Vậy đường tròn (I ; BC/2 ) tiếp xúc với đường thẳng AD.

Bài 40 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đường tròn (O), bán kính OA, dây CD là đường trung trực của OA.

a. Tứ giác OCAD là hình gì? Vì sao?

b. Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại C, tiếp tuyến này cắt đường thẳng OA tại I. Tính độ dài CI biết OA = R.

Lời giải:

a. Gọi H là giao điểm của OA và CD

Vì CD là đường trung trực của OA nên:

CD ⊥ OA và HA = HO

Mà CD ⊥ OA nên HC = HD (đường kính dây cung)

Vì tứ giác ACOD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên nó là hình bình hành.

Dồng thời CD ⊥ OA nên ACOD là hình thoi

b. Vì ACOD là hình thoi nên AC = OC

Mà OC = OA (= R) nên tam giác OAC đều

Bài 41 trang 162 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến d của đường tròn. Gọi E và F lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến d. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C đến AB. Chứng minh rằng :

a. CE = CF

b. AC là tia phân giác của góc BAE

c. CH2 = AE.BF

Lời giải:

a. Ta có: OC ⊥ d (tính chất tiếp tuyến)

AE ⊥ d (gt)

BF ⊥ d (gt)

Suy ra : OC // AE // BF

Mà OA = OB (= R)

Suy ra: CE = CF (tính chất đường thẳng song song cách đều)

b. Ta có: AE // OC

Vậy AC là tia phân giác của góc OAE hay AC là tia phân giác của góc BAE

c. Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O) có AB là đường kính nên góc (ACB) = 90o

Tam giác ABC vuông tại C có CH ⊥ AB

Theo hệ thức liên hệ giữa đường cao và hình chiếu, ta có:

CH2 = HA.HB     (3)

Xét hai tam giác ACH và ACE, ta có:

Góc AEC = góc AHC = 900

CH = CE (tính chất đường phân giác)

AC chung

Suy ra : ΔACH = ΔACE (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra: AH = AE     (4)

Xét hai tam giác BCH và BCF, ta có:

Góc BHC = góc BFC = 90o

CH = CF (= CE)

BC chung

Suy ra: ΔBCH = ΔBCF (cạnh huyền, cạnh góc vuông)

Suy ra: BH = BF     (5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra: CH2 = AE.BF

Bài tập bổ sung (trang 163)​​​​​​​

Bài 1 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đoạn thẳng AB. Đường tròn (O) đường kính 2cm tiếp xúc với đường thẳng AB. Tâm O nằm trên

A. Đường vuông góc với AB tại A;

B. Đường vuông góc với AB tại B;

C. Hai đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng 1cm;

D. Hai đường thẳng song song với AB và cách AB một khoảng 2 cm.

Hãy chọn phương án đúng.

Lời giải:

Chọn C

Bài 2 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đường tròn (O; 2cm), điểm A di chuyển trên đường tròn. Trên tiếp tuyến tại A, lấy điểm M sao cho AM = OA. Điểm M chuyển động trên đường nào?

Lời giải:

OM = 2√2.

Điểm M chuyển động trên đường tròn (O; 2√2 cm).

Bài 3 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: 

Cho đường tròn (O; 15cm), dây AB = 24cm. Một tiếp tuyến song song với AB cắt các tia OA, OB theo thứ tự E, F. Tính độ dài EF.

Lời giải:

Gọi C là tiếp điểm của EF với đường tròn (O), H là giao điểm của OC và AB. Ta có OC ⊥ EF và AB // EF nên OC ⊥ AB.

Ta tính được HB = 12 cm nên OH = 9 cm.

Ta tính được EF = 40cm.

Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích đầy đủ các môn được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SBT Toán Hình 9 trang 162, 163 Tập 1: Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết
5.0
1 lượt đánh giá
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HDC VIỆT NAM
Tầng 3, toà nhà S3, Vinhomes Skylake, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Liên hệ quảng cáo: tailieucom123@gmail.com
Copyright © 2020 Tailieu.com